Đây là những kiểu gia đình dễ tan vỡ khi một trong hai người thất nghiệp, kinh tế không đảm bảo.
Một số nhà xã hội học cho rằng khi tình trạng thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ ly hôn sẽ tăng lên theo.
Tại sao thất nghiệp và ly hôn lại có mối liên hệ mật thiết với nhau? Vì hôn nhân đương đại cần tiền bạc, vật chất để duy trì cuộc sống. Nếu không có tiền bạc thì các cặp vợ chồng dễ xảy ra mâu thuẫn, xích mích. Gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến họ nhạt phai tình cảm.
Thu nhập ảnh hưởng đến độ dài của cuộc hôn nhân. Vì thế nên khi một trong hai người mất việc sẽ dẫn đến rất nhiều rắc rối.
Có một trường hợp như sau khiến chúng ta phải suy ngẫm:
Anh Trương là lập trình viên tại Hàng Châu (Trung Quốc). Công việc của anh khá tốt, có thể kiếm được hàng chục nghìn NDT mỗi tháng. Khi thu nhập đã ổn định, anh nghĩ đến việc lấy vợ sinh con.
Thu nhập của vợ anh không cao, chỉ 7000 – 8000 NDT. Sau kết hôn, 2 vợ chồng có rất nhiều khoản cần chi tiêu như: Phí sinh hoạt, tiền biếu cha mẹ 2 bên mỗi tháng, mua nhà, mua xe,… nên họ phải "còng lưng" trả góp hàng tháng. Hơn nữa, chi phí sinh hoạt ở thành phố lớn rất cao khiến họ càng thêm mệt mỏi.
Cuối năm ngoái, công ty anh Trương tiến hành sa thải một số bộ phận không thật sự cần thiết. Không may anh lại nằm trong bộ phận đó. Anh thất nghiệp và được công ty đền bù một khoản nhỏ. Vợ chồng anh vô cùng lo lắng, lúc này con còn ốm vặt, phải vào viện liên tục. Điều này khiến mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng bị đẩy lên đỉnh điểm.
Người vợ anh Trương không ngừng phàn nàn: "Anh sẽ bắt đầu lại như thế nào ở tuổi 36? Chúng ta còn bao nhiêu khoản nợ treo trên đầu. Nếu biết có ngày như này, tôi sẽ không lấy anh".
Những lời tổn thương, giày vò nhau ngày càng nhiều. Cuối cùng không chịu đựng được nữa, 2 người họ đã ra toà làm thủ tục ly hôn. Từ một cặp đôi tình cảm mặn nồng, họ trở thành kẻ thù không đội trời chung.
Vợ chồng li dị, ai khổ? Đương nhiên là cả 2 bên và con cái của họ. Những đứa trẻ là nạn nhân đáng thương nhất. Trước mỗi gia đình đổ vỡ, chúng ta thường không ngừng băn khoăn: Tại sao mỗi người không chịu nhường nhịn một chút để cuộc sống "dễ thở" hơn? Nhưng thực tế, sức chịu đựng của mỗi người có hạn. Khi áp lực tăng cao, vượt quá sức chịu đựng thì họ sẽ từ bỏ những gì mình từng rất trân trọng.
Sự nổi lên của làn sóng ly hôn có liên quan đến làn sóng sa thải nhân viên. Chừng nào việc cắt giảm nhân viên còn tiếp diễn thì làn sóng ly hôn sẽ không thể kiểm soát được. Và dưới đây là 4 kiểu gia đình sẽ bị ảnh hưởng bởi 2 làn sóng này.
1. Gia đình có thu nhập bấp bênh
Trong xã hội, 20% dân số có thể đạt được thu nhập ổn định, cuộc sống không phải quá lo lắng về cơm áo gạo tiền.
Và 80% còn lại luôn bị gánh nặng mưu sinh, cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, vất vả. Họ không có nhiều tiền tiết kiệm nên khi mất việc, gia đình họ có nguy cơ tan vỡ cao.
2. Gia đình nợ nần chồng chất, sống trong sợ hãi
Gia đình anh Trương được đề cập ở trên có nhiều khoản trả góp hàng tháng với số tiền lên đến 20.000 NDT. Vì thế nên khi bị sa thải, anh Trương không thể thanh toán nổi những khoản trả góp đó. Vợ chồng anh luôn sống trong sự lo lắng, bất an, xoay sở đủ cách để vay mượn tiền từ bạn bè, người thân.
Thực tế, ngân hàng không phải là cha mẹ của bạn và sẽ không thương thảo với bạn theo cách nhẹ nhàng. Các khoản trả góp đều phải thực hiện nghiêm túc theo thời gian ghi trên hợp đồng. Nợ nần chồng chất là thảm hoạ đối với vô số gia đình.
3. Gia đình có vợ và chồng ở xa nhau
Từ quan điểm thực tế, hầu hết các cặp vợ chồng sống xa nhau do tính chất công việc đều gặp trục trặc về mặt tình cảm. Chồng 1 nơi, vợ 1 nẻo thường hoài nghi lòng chung thuỷ của nhau. Họ lo lắng nửa kia sẽ phản bội mình. Sống trong sự nghi ngờ, họ cảm thấy mệt mỏi, ngột ngạt.
Vì thế khi xuất hiện làn sóng sa thải, những cặp vợ chồng này thường có nguy cơ tan vỡ nếu không vững tài chính.
4. Gia đình đông con
Nuôi dạy một đứa trẻ không phải là điều dễ dàng trong thời đại ngày nay. Từ khi sinh ra đến khi lớn lên, một đứa trẻ tiêu tốn của cha mẹ rất nhiều tiền vì các cha mẹ luôn sợ con thua bạn bè ở vạch xuất phát. Đó là chi phí ăn ở, học tập, vui chơi giải trí,…
Đối với những gia đình đông con thì chi phí nuôi dạy con lại tăng lên gấp nhiều lần. Vì thế họ gặp áp lực lớn, tinh thần bị ảnh hưởng nhiều