(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 8/11 (giờ Mỹ) là ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, nước Mỹ cũng bầu lại toàn bộ Hạ nghị viện và khoảng 1/3 ghế của Thượng nghị viện, nhưng dư luận thường chỉ chú ý đến cuộc bầu của Tổng thống.
- CẬP NHẬT bầu cử Mỹ: 41 triệu người đã bỏ phiếu sớm, bà Hillary Clinton đang đạt kỷ lục
- Bầu cử Mỹ: Liệu Hillary Clinton và Donald Trump có bị các đại cử tri phản bội?
- Bầu cử Mỹ: Những phát ngôn kinh điển về nữ quyền của bà Hillary Clinton
Nhưng có một ý kiến như thế này của một chuyên gia Tây Âu rất đáng suy ngẫm: Donald Trump khó thắng, vì “người ta không để cho ông ta thắng”, bởi ông Trump đã tuyên chiến, đã nhảy ra chống lại hầu hết các thiết chế trong hệ thống chính trị, quyền lực, xã hội nước Mỹ (các Establishments của nước Mỹ), bởi ông đã chống lại tổ hợp công nghiệp quân sự, giới quân sự, ngành tình báo, các tập đoàn truyền thông lớn, các ngân hàng lớn, chống lại Nhà trắng v.v… Nếu ông Trump thắng thì hóa ra ông sẽ làm đổi khác toàn bộ nước Mỹ! Cho nên, theo ý kiến của chuyên gia trên, không thể có chuyện đó đâu??? Đấy là một trong rất nhiều phân tích.
Thực tế, ứng cử viên tổng thống nào giành được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri, tức là trên 50% trong số 538 phiếu đại cử tri, sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, nếu không có ứng cử viên tổng thống nào được quá bán thì hai người có số phiếu cao nhất sẽ được gửi lên Hạ viện.
Tại đây, tổng thống được bầu theo đa số dựa trên cơ sở mỗi bang một phiếu và ứng cử viên nào được 26 phiếu sẽ đắc cử. Với vị trí Phó Tổng thống, nếu không có ứng cử viên nào được quá bán, Thượng viện sẽ chịu trách nhiệm bầu lại.Xem ra, cũng có một khả năng là cả hai ứng cử viên đều sẽ không đắc cử, không nhận được trên 270 phiếu đại cử tri (chuyện này ở Mỹ đã xẩy ra 2 lần). Như vậy thì Hạ nghị viện sẽ bầu Tổng thống mà Thượng nghị viện sẽ bầu Phó Tổng thống, có thể là những người khác chứ không phải hai ông bà ứng cử viên “kỳ lạ” này.
Thảo Nhi (tổng hợp)
Tags