Bế tắc chính trị tại Mỹ ảnh hưởng tới giới khoa học

Thứ Tư, 09/01/2019 17:18 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Bế tắc chính trị liên quan yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donal Trump cấp ngân sách xây bức tường biên giới Mỹ-Mexico, dẫn tới việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần trong suốt 3 tuần qua, đã gây ra những tác động dây chuyền tới cộng đồng khoa học nước này.   

Chính phủ Mỹ có thể đóng cửa 'nhiều năm'

Chính phủ Mỹ có thể đóng cửa 'nhiều năm'

Ngày 4/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nghị sĩ cấp cao đảng Dân chủ đã một lần nữa không đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng chính phủ đóng cửa một phần hiện hiện đã bước sang ngày thứ 14 liên tiếp.

Hội nghị thường niên lần thứ 233 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ (AAO) đang diễn ra tại thành phố Seattle nhưng vắng bóng các đại diện đến từ Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng do Chính phủ Mỹ hết ngân sách hoạt động. Theo ban tổ chức, khoảng 300-450 trong tổng số 3.200 người (10-15%) đã đăng ký tham gia hội nghị kéo dài 5 ngày (đến ngày 10/1) đã không thể tham dự sự kiện.   

Cuộc họp của AAO diễn ra 6 tháng/lần, được coi là sự kiện quan trọng đối với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực thiên văn học. Đây là nơi các nhà thiên văn học công bố những khám phá quan trọng hoặc thông tin về các thiên hà hoặc vũ trụ. Chương trình nghị sự của cuộc họp bao gồm hàng trăm bài thuyết trình, buổi họp báo và nhiều sự kiện đáng chú ý khác.   

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa.

Trong khi đó, tại thành phố Phoenix, hàng trăm chuyên gia thuộc Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ và nhiều cơ quan chính phủ khác cũng đã bất ngờ báo vắng mặt vào phút chót khi không thể đến tham dự một hội thảo về khí hậu và thời tiết quy tụ hàng nghìn nhà khí tượng học.   

Người đứng đầu Hiệp hội Khí tượng Mỹ Keith Seitter cho biết sự vắng mặt của khoảng 700 chuyên gia tại cuộc họp thường niên của hiệp hội này đồng nghĩa sẽ mất khoảng 800 bài thuyết trình. Tổng số người tham gia cuộc họp diễn ra từ ngày 6-10/1 tại Phoenix đã giảm từ 4.400 xuống còn khoảng 3.700.

Trong số những người vắng mặt có nhiều chuyên gia Cơ quan Khí quyển và dại dương quốc gia (NOAA), cơ quan bảo trợ cho Cơ quan Thời tiết quốc gia, nơi các nhân viên có nhiệm vụ cảnh báo và dự báo thời tiết. Các nhân viên cơ quan này hiện đang làm việc mà không được trả lương.   

Cùng chung cảnh ngộ là Quỹ Khoa học quốc gia, một trong những nguồn tài trợ nghiên cứu chính ở Mỹ. Hiện cả NASA và Quỹ Khoa học quốc gia đều không có kế hoạch cử các chuyên gia tới tham dự các cuộc hội thảo sắp tới cho đến khi có thông báo tiếp theo.   

Một phần lớn ngân sách của NASA được dùng cho các hoạt động giám sát Trái Đất. Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Dân chủ cho rằng 96% số nhân viên NASA bị coi là không thực sự cần thiết, điều này đồng nghĩa 16.700 nhân viên NASA phải tạm thời nghỉ không lương cho đến khi ngân sách mới của NASA được thông qua.

TTXVN/Thùy An

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›