Cha đẻ phương pháp dùng số đo để nhận dạng tội phạm

Thứ Bảy, 29/07/2017 11:45 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Dang tay đứng trước thập giá, nhưng người ấy không phải Chúa Jesus trước khi bị đóng đinh, mà là người đang th nghim mt phương pháp mi trong điu tra hình s: Vì ai ở tư thế ấy thì ắt là một tội phạm hoặc ít nhất bị tình nghi phạm tội.

Bức hình không cho thấy các đồ vật đầy vẻ đe dọa trong phòng: mấy cái ghế có khung cố định đầu và lưng, thước đo hình kẹp v.v… Song đây mới chỉ là tiền sảnh của nơi thực hiện sự trừng phạt tiềm năng.

Alphonse Bertillon là ai?

Ở đây, cảnh sát đo các chỉ số trên thân thể người, theo sáng kiến của Alphonse Bertillon, một người cả đời chịu đau đớn vì chứng nhức nửa đầu khiến ông luôn cáu bẳn và cô đơn. Cha ông, một bác sĩ và nhà thống kê học nổi danh đương thời ở Paris, thở phào khi đưa con vào làm trong bộ máy cảnh sát hồi 1879. Học sinh Alphonse Bertillon là một đứa trẻ lập dị, không chịu mở lòng cùng ai, và đến một lúc nào đó buộc phải rời ghế nhà trường. Nhưng xét về mặt nào đó, Bertillon cực kỳ thông minh.  

Chú thích ảnh
Thủ tục lấy số đo

Vào tuổi 26, Bertillon trở thành nhân viên thống kê, chuyên lưu trữ các đặt điểm nhận dạng cũng như tiền án tiền sự của các tội phạm. Một công việc buồn tẻ và khá vô nghĩa. Chưa đầy 5 tháng làm việc, nhân viên mới đã dạy khôn cho sếp: Hệ thống lưu trữ lý lịch tư pháp với 5 triệu thẻ bìa cứng không được sắp xếp theo hệ thống đồng nhất nào cả, các miêu tả cá nhân đều mập mờ, tên tuổi sai be bét, ảnh chụp kém chất lượng, chưa kể một số tội phạm cố ý tạo nét mặt khác để khó nhận ra. Vì vậy Bertillon đề nghị dùng một phương pháp khoa học mới do chính mình nghĩ ra.

Sếp không có hứng thú nghe mấy trò trẻ ranh đó. Song Bertillon không nói đùa. Là con trai một nhà thống kê học và cháu ngoại của nhà toán học nổi tiếng Achille Guillard, ông có một dự đoán chính xác là mỗi cơ thể người có kích thước độc nhất vô nhị từ sau tuổi 20, tức là không ai giống ai, và hoàn toàn có thể dựa vào đó để nhận dạng một cách chắc chắn.

Bertillon đề nghị dùng 11 số đo: chiều cao, sải tay, chiều ngang và dọc của xương sọ, kích thước tai phải, chiều dài bàn chân trái, ngón giữa tay trái… Con số 11 cho phép xác suất nhầm lẫn tối thiểu là 1 trong 4.191.304 người, nghĩa là gần như không có rủi ro.      

Phương pháp Bertillonage

Trong tương lai, các tội phạm sẽ không lưu trữ theo tên mà theo số đo cơ thể. Bertillon nghĩ ra một cái ghế xoay để chụp chân dung chính diện và từ bên cạnh. Phương pháp này mang tên ông (Bertillonage) và hứa hẹn khả năng so sánh toàn diện khi lưu trữ hồ sơ tội phạm. 

Ít nhất thì Bertillon cũng thuyết phục được cha mình. Tiếc rằng cha ông không đủ sức mạnh chính trị để giúp con trai. Chỉ khi kinh đô ánh sáng có sếp cảnh sát mới thì Bertillon mới đạt được đột phá, và sau vài năm một nhân viên cạo giấy vô danh trở thành tên tuổi sáng giá trong khoa học hình sự toàn cầu.

Chú thích ảnh
Hình vẽ hướng dẫn lấy số đo trong bộ máy cảnh sát thời ấy

Tổng thống sau này của Hoa Kỳ là Theodore Roosevelt - hồi ấy vừa lên chức cảnh sát trưởng ở New York Police Department - đang đau đầu với bộ máy được tiếng là tham nhũng số 1 ở Mỹ. Roosevelt  kỳ vọng biến Sở Cảnh sát New York thành lực lượng tinh nhuệ, khả dĩ nhận dạng các trường hợp tái phạm hay tội phạm chuyên nghiệp. Roosevelt khuyến cáo du nhập phương pháp Bertillonage. Chẳng mấy chốc hệ thống nhận dạng của Bertillon được bán sang cả Nga, Đức, Hungary, Thụy Sĩ, Bỉ, Tây Ban Nha, Áo, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Hà Lan… trừ Anh. Người Anh chê phương pháp này quá phức tạp và không làm được tại hiện trường, vì các dụng cụ đo đều ở phòng thí nghiệm.

Bình minh và hoàng hôn của Bertillonage 

Trước khi bắt đầu thương vụ lớn, Bertillon được phép tiến hành thử nghiệm diện rộng trong 3 tháng, kể từ tháng 11/1882. Ông được cấp một phòng thí nghiệm cùng hai nhân viên, chuẩn bị một kho gồm 1.800 thẻ nhưng không xếp theo tên, mà theo số đo cơ thể.

Cuối tháng 2/1883 ông đạt được một kết quả khiến các lực lượng phản đối phải im lặng: tất cả 49 trường hợp tái phạm đều bị phát hiện. Bộ Nội vụ Pháp cho phép kéo dài chương trình thử nghiệm và điều thêm trợ lý. Bertillon được thăng chức trưởng phòng dịch vụ nhận dạng của cảnh sát. Năm 1893, ông được trao tặng Bắc đẩu bội tinh.

Chú thích ảnh
Thẻ lưu trữ số đo (của chính Bertillon)

Thành công làm cho Bertillon trở nên kiêu ngạo. Sau khi bổ sung hai chân dung nghi can, ông cho rằng hệ thống của mình vô cùng hoàn hảo và kiên quyết phản đối phương pháp nhận dạng qua vân tay, mặc dù chính ông đã dùng vân tay để tóm được một kẻ sát nhân ở châu Âu. Nhân dịp Triển lãm thế giới ở Liège cảnh sát trưởng Paris thông báo là hệ thống Bertillonage cho đến thời điểm ấy đã phát hiện ra 12.614 kẻ tái phạm.  

Vụ ăn cắp bức tranh Mona Lisa từ Bảo tàng Louvre năm 1911 chỉ ra điểm yếu, hay nói đúng hơn là khai tử phương pháp Bertillonage. Mãi đến tận 1913 người ta mới bắt được Vincenzo Peruggia, kẻ từng để lại vân tay trên cửa kính lẫn tay nắm cửa. Đáng chú ý là Peruggia đã từng có tiền án từ 1909, song không thể tìm ra trong hệ thống lưu trữ số đo cơ thể của hàng ngàn nhân vật tai tiếng.

Ân hận muộn màng

Alphonse Bertillon lâm bệnh nặng năm 1913 và qua đời ngày 13/2/1914 ở Thụy Sĩ. Trong những ngày cuối đời, ông được đề cử thêm giải thưởng lớn của Quân đoàn danh dự Pháp nhưng cứng đầu cứng cổ không chịu, chỉ vì điều kiện là nhận lỗi của mình trong bản giám định chữ viết tay ở vụ Dreyfus, dù đã có lúc thú nhận với gia đình và tỏ ra ân hận.

Trong vụ xét xử sĩ quan pháo binh người Pháp gốc Do Thái Alfred Dreufus vì tội phản quốc, Bertillon dù không hề có kinh nghiệm chuyên môn vẫn được làm giám định chữ viết, nhằm chứng minh Dreyfus là tác giả các bức thư gửi đến tòa đại sứ Đức.

Mỹ và Mexico tái khởi động cuộc chiến chống tội phạm ma túy

Mỹ và Mexico tái khởi động cuộc chiến chống tội phạm ma túy

Mỹ và Mexico đồng chủ trì Hội nghị An ninh và Thịnh vượng khu vực Trung Mỹ, kéo dài 2 ngày, nhằm thảo luận và lên kế hoạch xây dựng một khuôn khổ pháp lý để ngăn chặn nạn buôn bán và tàng trữ trái phép chất ma túy đang diễn ra hết sức phức tạp tại khu vực này.

Trong phiên tòa sơ thẩm 1894 và cả ở phiên giám đốc thẩm 1899 ông đều cả quyết Dreyfus chủ ý viết chữ khác đi, tạo cảm giác ai đó giả mạo chữ mình. Logic của ông rất lạ: Chữ viết đó phải là của Dreyfus, chính vì không thể chứng minh là của Dreyfus - nói cách khác, việc không thể chứng minh đã chỉ ra phương pháp bào chữa hoàn hảo nhằm chứng minh một vụ phạm tội hoàn hảo.

Dreyfus được trắng án, nhưng không vì thế mà Bertillon không tiếp tục lên tiếng bảo vệ luận cứ của mình, kể cả khi bắt được thủ phạm thực là Ferdinand Walsin-Esterházy. Sau vụ này ông vẫn được giữ chức trưởng phòng nhận dạng, nhưng không được giám định chữ viết nữa, cũng như không được phát triển tiếp một phòng thí nghiệm hình sự. Sau này học trò của ông là Edmond Locard sẽ hoàn tất dự định của thầy.

Ở thời điểm trước đó khá lâu người ta đã biết đến phương pháp vân tay, tuy còn thiếu các trang bị hợp lý để phân loại và tìm kiếm cho thật nhanh như hôm nay. Như đã nói, người Anh không áp dụng hoàn toàn hệ thống của Bertillon, Bộ Nội vụ Anh khuyến cáo chỉ dùng 5 trong 11 số đo và kết hợp với vân tay. Bertillon nổi cơn tam bành, nhất là khi nghe nói Scotland Yard và lần lượt nhiều quốc gia khác từ bỏ Bertillonage để chỉ sử dụng vân tay nhận dạng. 

Cảnh sát New York còn giữ phương pháp của Bertillon cho đến tận năm 1920, và sử dụng chân dung chụp từ hai góc cho đến tận hôm nay. Ai xem các phim hình sự Mỹ sẽ biết đến những tấm ảnh gọi là mugshots.

Riêng quê hương của Bertillon có lẽ không muốn làm chạnh lòng nhà phát minh có công trạng vĩ đại bởi mãi đến 1914, khi ông qua đời, cảnh sát Pháp mới chuyển hẳn sang hệ thống vân tay.  

Lê Quang
Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›