(Thethaovanhoa.vn) - Người dân ở hầu hết các khu vực tại châu Á, châu Phi, châu Âu và Australia cùng Nam Cực được chiêm ngưỡng hiện tượng đặc biệt nguyệt thực một phần trong đêm 7/8.
- Thời điểm đẹp để quan sát trăng máu ở Việt Nam đêm nay?
- 'Trăng máu' - mừng hay lo?
- Thế giới chờ ngắm 'Mặt Trăng máu' kỳ thú
Hiện tượng nguyệt thực một phần này kéo dài trong khoảng 2 tiếng đồng hồ và theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thời điểm cực đại vào 1 giờ 20 phút ngày 8/8 (giờ Việt Nam).
Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối hoàn toàn của Trái Đất. Hiện tượng này có thể quan sát được bằng mắt thường.
Khi chỉ có một phần của Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất, hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ diễn ra. Với hiện tượng nguyệt thực một phần, Mặt Trăng sẽ chuyển màu từ bạc thành cam và đỏ do vật đôi khi được gọi là "Trăng Máu".
Dự kiến trong 3 tuần tới người dân Mỹ sẽ được chứng kiến hiện tượng nhật thực toàn phần. Nguyệt thực và nhật thực thường xảy ra gần sát nhau, thông thường chỉ cách 2 tuần.
Tờ New York Times (Mỹ) dẫn nhận định của nhà thiên văn học Jackie Faherty tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ cho biết nguyệt thực và nhật thực thường đi theo nhau bởi đó là sự tiếp diễn của một chu kỳ. Cô Faherty nói: “Bạn sẽ thấy nguyệt thực khi có Trăng tròn và nhật thực khi có Trăng non”.
Dưới đây là những hình ảnh về hiện tượng nguyệt thực một phần từng diễn ra trên khắp thế giới:
Hà Linh -Tin Tức
Tags