(Thethaovanhoa.vn) - Tờ Sputnik dẫn lời chuyên gia tài chính người Đức Ernst Wolff cho rằng đứng đằng sau vụ việc Hồ sơ Panama là tình báo Mỹ.
- Diễn biến bất ngờ vụ 'Hồ sơ Panama': Thủ tướng Iceland đã từ chức
- Toàn cảnh vụ 'Hồ sơ Panama': Thế giới đang chao đảo ra sao?
Trong tay các nhà báo bây giờ có những giấy tờ của công ty kinh doanh luật Panama Mossack Fonseca, chuyên nhận đăng ký và tháp tùng các công ty bình phong. Đó là hơn 11 triệu tài liệu. Một số tài liệu chứng tỏ sự dính líu của nhiều nhà hoạt động xã hội và chính trị gia vào việc che giấu hàng tỷ USD trong tài khoản của công ty bình phong — offshore ở nước ngoài.
Tuy nhiên, truyền thông thế giới đã bỏ qua thông tin về nhiều nhân vật bị kết tội gian lận tài chính. Thay vào đó, đám báo chí báo phương Tây đâm bổ đi tìm kiếm trong các tài liệu này "những dấu vết Putin".
Thủ tướng Iceland đã từ chức vì các cuộc biểu tình sau khi tên của ông này xuất hiện trong “Hồ sơ Panama”
Như nhấn mạnh của ông Craig Murray từng là Đại sứ Anh tại Uzbekistan những năm 2002-2004, manh mối từ Hiệp hội quốc tế báo chí điều tra Investigative Journalism (ICIJ), đã công bố "hồ sơ Panama" lại dẫn không chỉ từ Quỹ Soros (Soros Foundation), mà còn đến Quỹ Rockefeller (Rockefeller Foundation), Tập đoàn Carnegie và những tổ chức có thế lực khác.
Hoạt động của tập đoàn quỹ này tài trợ hầu như tất cả các cơ cấu doanh nghiệp khổng lồ của Mỹ. "Vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Mặc dù thực tế là phần lớn vô số thông tin về tài khoản bình phong ở nước ngoài liên quan đến các công ty và doanh nghiệp phương Tây, các phương tiện truyền thông cũng do các doanh nghiệp lớn kiểm soát, vì sao đó chỉ nắm lấy cho một số đoạn dường như liên quan đến Nga, và bỏ qua không chú ý đến những thứ khác ", - ông Craig Murray nói trong cuộc phỏng vấn của RT.
Chuyên gia tài chính người Đức Ernst Wolff cho rằng đứng đằng sau vụ việc Hồ sơ Panama là tình báo Mỹ.
"Những gì đang xảy ra vào thời điểm này, những giấy tờ Panama, không gì khác hơn là nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tiêu thủy ốc đảo thiên đường thuế, để thoát thân và tự định vị như là một thiên đường thuế mới và lớn nhất", - ông Ernst Wolff nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Ở Mỹ những bang như Nevada, South Dakota, Wyoming và Delaware đang là ốc đảo thuế tuyệt hảo. Cuộc cáo giác này chỉ diễn ra với một mục đích là chuyển hướng dòng chảy tài chính, hiện giờ còn không thấy cho mình mục tiêu ở thiên đường thuế Mỹ quốc. Theo các đánh giá, trong những công ty bình phong này cất giấu khoảng 30 — 40 nghìn tỷ USD.
Và Hoa Kỳ đương nhiên rất muốn làm thế nào đó để nắn dòng cho số tiền không lồ này chảy vào nước mình.
Theo Sputnik
Tags