Dịch COVID-19 đến sáng 2/10: Thế giới có 34.463.930 ca bệnh, 1.023.683 ca tử vong

Thứ Sáu, 02/10/2020 08:02 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 7h30 ngày 2/10, thế giới đã ghi nhận tổn cộng 34.463.930 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 1.023.683 ca tử vong. 1/5 số ca nhiễm và tử vong được ghi nhận tại Mỹ (7.494.097 ca nhiễm và 212.652 ca tử vong). Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm cao thứ hai thế giới với 6.391.960 ca, trong khi Brazil ghi nhận số ca tử vong cao thứ hai sau Mỹ là 144.767 ca.  

Dịch COVID-19: Ngày thứ 30, Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng

Dịch COVID-19: Ngày thứ 30, Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng

Báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cũng cho biết, đến sáng 2/10 đã có 1018 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh; 35 ca tử vong.

Châu Á hiện là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất, với 10.751.772 ca, Bắc Mỹ đứng thứ hai với 8.950.446 ca, trong khi châu Âu đứng thứ 3 với hơn 5 triệu ca nhiễm. Khu vực Nam Mỹ đứng thứ 4 nhưng không xa châu Á, với hơn 4,8 triệu ca nhiễm. Châu Phi hiện ghi nhận gần 1,5 triệu ca trong khi số ca nhiễm ở châu Đại Dương hiện là 31.394 ca.   

Tại châu Á, sau Ấn Độ, các nước như Iran, Iraq, Bangladesh, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Pakistan đều đã ghi nhận hơn 310.000 ca nhiễm. Trong khi đó, tại Bắc Mỹ, nước bị ảnh hưởng nhiều nhất sau Mỹ là Mexico ghi nhận 743.216 ca nhiễm. Những nước như Canada, Panama và CH Dominica đều ghi nhận hơn 110.000 ca nhiễm. Những con số tương tự của Nam Mỹ cao hơn nhiều. Brazil bị ảnh hưởng nhiều nhất với 4.89.229 ca nhiễm, Colombia và Peru đã ghi nhận hơn 810.000 ca nhiễm, trong khi Argentina có 765.002 ca. Con số này ở Chile đã lên tới 464.750 ca. Tình hình ở châu Âu cũng khá nghiêm trọng. Nga là nước ảnh hưởng nhiều nhất với 1.185.231 ca nhiễm, tiếp đến là Tây Ban Nha với 778.607 ca, Pháp với 577.505 ca, Anh có 460.178 ca trong ki Italy là 317.409 ca, Đức là 295.530 ca và Ukraine đã ghi nhận 213.028 ca. Tại châu Phi, 3 nước đứng đầu là Nam Phi với 676.084 ca, Maroc với 126.044 ca và Ai Cập ghi nhận 103.317 ca.   

Tại Pháp, một điểm nóng ở châu Âu, Bộ trưởng Y tế Olivier Veran ngày 1/10 cho biết khu vực thủ đô Paris đã vượt qua 3 ngưỡng cảnh báo tối đa về tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Phát biểu tại một buổi họp báo, Bộ trưởng Veran tiết lộ nhà chức trách Pháp sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế nếu diễn biến của đại dịch COVID-19 trong khu vực lên tới mức cảnh báo cao nhất.   

Ngày 1/10, Nga thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu thành công đối với vaccine EpiVacCorona. Đây là vaccine phòng COVID-19 thứ hai của Nga sau vaccine đầu tiên của nước này có tên Sputnik V. Vaccine EpiVacCorona được điều chế dựa trên peptit có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch. Nga dự định sản xuất lô vaccine EpiVacCorona đầu tiên gồm 10.000 liều, bắt đầu vào tháng 11 tới.   

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tver, Nga. Ảnh: THX/TTXVN

Cùng ngày, Công ty sản xuất thuốc miễn dịch Enlivex Therapeutics Ltd của Israel cho biết phương pháp điều trị bằng thuốc Allocetra cho các bệnh nhân COVID-19 ở thể nặng và nguy kịch đã cho kết quả tích cực trong cuộc thử nghiệm lâm sàng. Theo công ty Enlivex

Therapeutics Ltd, nếu được thông qua, phương pháp điều trị này có thể làm giúp giảm thời gian điều trị đối với bệnh nhân COVID-19 thể nặng hay nguy kịch.  Enlivex Therapeutics Ltd cho biết sẽ chuyển sang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II phương pháp điều trị bằng thuốc Allocetra trên quy mô rộng hơn và trong thời gian càng sớm càng tốt để được cơ quan quản lý y tế nước này phê chuẩn đưa vào điều trị.

TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›