Facebook khôi phục đăng ảnh 'Em bé Napalm'

Thứ Bảy, 10/09/2016 11:56 GMT+7

Google News
(Thethaovanhoa.vn) - Mạng xã hội này đã ra tuyên bố dài giải thích việc cho đăng lại hình ảnh này, sau khi kiểm duyệt và xóa đi bài đăng có chứa bức ảnh này của báo Na Uy Aftenposten.
Cuối ngày 9/9, Facebook cho hay “đã xem xét lại” quy tắc đã được áp dụng với bức ảnh của nhiếp ảnh gia Nick Út. “Hình ảnh một đứa trẻ trần truồng bình thường sẽ được cho vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi và ở một số nước có thể hội đủ điều kiện trở thành tội khiêu dâm trẻ em”, tuyên bố của Facebook cho biết.


Bức ảnh gắn liền với sự nghiệp của nhiếp ảnh gia Nick Ut

“Trong trường hợp này, chúng tôi nhận ra rằng lịch sử và tầm quan trọng toàn cầu của bức ảnh trong việc làm bằng chứng một thời điểm cụ thể trong lịch sử. Bởi nó là hình ảnh mang tính biểu tượng của lịch sử, giá trị của việc cho phép chia sẻ nhiều hơn giá trị bảo vệ cộng đồng bằng cách loại bỏ, bởi vậy, chúng tôi đã quyết định khôi phục lại hình ảnh này trên Facebook nơi chúng tôi được biết là nó đã bị gỡ bỏ”.

Ông chủ facebook bị chỉ trích vì xóa bức ảnh chiến tranh Việt Nam

Ông chủ facebook bị chỉ trích vì xóa bức ảnh chiến tranh Việt Nam

Aftenposten, tờ báo lớn nhất Na Uy vừa đăng một bức thư mở trên trang nhất gửi cho Mark Zuckerberg, chỉ trích quyết định kiểm duyệt bức ảnh lịch sử về chiến tranh Việt Nam của giám đốc điều hành Facebook.


"Em bé Napalm" là bức ảnh gây chấn động về chiến tranh Việt Nam do phóng viên ảnh Nick Út của hãng tin AP chụp năm 1972. Ảnh chụp bé gái Việt Nam khóc bỏ chạy trong tình trạng trần truồng sau khi máy bay quân đội Việt Nam Cộng hòa thả bom Napalm xuống Trảng Bàng, Tây Ninh.

Bức ảnh này mới được Aftenposten - tờ báo lớn nhất Na Uy đăng tải với tiêu đề "7 bức ảnh làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh". Bài viết được chia sẻ lên fanpage của báo Aftenposten lên Facebook. Với chức năng kiểm duyệt, Facebook đã xóa bỏ bức ảnh "Em bé Napalm"  do "những bức ảnh chụp người khỏa thân, mông hoặc ngực không che sẽ bị gỡ".

Tổng biên tập Aftenposten, ông Espen Egil Hansen, đã đăng bài trên trang nhất của Aftenposten để chỉ trích Facebook. Trong khi đó, để phản đối Facebook, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cũng chia sẻ tấm ảnh "Em bé Napalm" lên trang cá nhân.

TTXVN

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›