Ngoại trừ một số người phải tuyên thệ vào ngày cuối tuần hay trong một buổi lễ tổ chức vội vã sau cái chết của người tiền nhiệm, phần lớn các tổng thống đều đặt tay lên kinh Thánh hay thứ gì khác mà họ cho là thiêng liêng. Lyndon B. Johnson là một ví dụ. Ông đã vớ vội một quyển kinh dành cho lễ Misa cuối năm để tuyên thệ ngay trên chiếc Không lực một, sau vụ ám sát John F.Kennedy hồi năm 1963. Johnson đã tìm thấy cuốn kinh này trên một cái bàn nằm cạnh giường ngủ tổng thống. Khi bắt đầu nhiệm kỳ 2 vào năm 1965, Johnson đã sử dụng cuốn kinh của gia đình, vốn được ông sử dụng khi tuyên thệ làm Phó Tổng thống cùng John Kennedy.
Hiến pháp Mỹ không yêu cầu Tổng thống phải sử dụng kinh Thánh. Nhưng giống như nhiều hoạt động khác trong lễ nhậm chức, cuốn kinh đã trở thành một truyền thống. Truyền thống này bắt đầu từ thời Tổng thống đầu tiên, ông George Washington. Trong lễ nhậm chức, Washington đã đặt bàn tay trái lên cuốn kinh Thánh, đọc lại lời Hiến pháp: “Tôi xin trân trọng thề rằng, tôi sẽ trung thực đảm nhiệm những trọng trách của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và xin hứa là sẽ làm hết mọi việc trong khả năng của mình để thực hiện và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ”. Từ đó tới tới nay, mọi Tổng thống Mỹ đều phải nhắc đoạn văn này trong lễ tuyên thệ.
Có giả thuyết cho rằng sau khi tuyên thệ, Washington nói thêm một câu mà giờ đây cũng thành truyền thống: “Cầu Chúa phù hộ cho con!”. Nhưng sử gia Donald R Jennon cho rằng có rất ít chứng cứ ủng hộ giả thuyết này.
Người ta chỉ biết rằng Washington đã dùng một cuốn kinh và cuốn kinh này sau đó đã được 4 Tổng thống Mỹ, gồm các ông Warren G. Harding, Dwight D. Eisenhower, Jimmy Carter và George H.W. Bush, đặt tay lên trong lễ tuyên thệ nhậm chức.
Chuyện thú vị quanh các cuốn kinh
Obama đã bắt đầu lên tàu tới Washington chuẩn bị cho lễ nhậm chức |
Có cả một câu chuyện dài đằng sau cuốn kinh của Lincoln. Do nguy cơ nội chiến đang hình thành, Lincoln đã tới Washington trong bí mật vì có những âm mưu ám sát nhằm vào ông. Khi Lincoln tới nơi vào năm 1861, rất nhiều tư trang của ông, gồm cuốn kinh của gia đình, đã phải chuyển tới sau. Kết quả là Lincoln đã phải sử dụng một cuốn kinh dày 1.280 trang do thư ký Tòa án Tối cao William Thomas Carroll bỏ tiền ra mua.
Các sử gia cho biết việc tuyên thệ lên kinh Thánh đã trở thành một hiện tượng rất thường, tới mức nếu làm trái lệ có thể khiến công chúng thắc mắc. Đơn cử như Tổng thống Franklin Pierce đã gây điều tiếng khi trong lễ nhậm chức hồi năm 1853, ông đã không hôn lên kinh Thánh.
Cuốn kinh của Lincoln
Cuốn kinh được nhà xuất bản Oxford University Press in hồi năm 1853. Nó hiện đang được bảo quản ở một địa điểm an toàn và bí mật. Mỗi khi được đưa ra khỏi địa điểm bảo quản, cuốn kinh sẽ được nhiều nhân viên của cơ quan lưu trữ quốc gia tháp tùng. Họ sẽ đứng quanh để “bảo vệ” cuốn kinh khi nó được sử dụng và có nhiệm vụ mang nó về sau khi người ta không còn cần tới nữa.
Hiện chưa rõ những người này sẽ đứng đâu để quan sát cuốn kinh khi ông Obama làm lễ nhậm chức. Người ta cũng không biết khi nào cuốn kinh sẽ được thu hồi để đem về bảo quản. Nếu trong ngày nhậm chức, trời có mưa hoặc có tuyết, khả năng cuốn kinh phải để trong nhà và không được dùng trong lễ nhậm chức là rất lớn. |
Một số cuốn kinh đã được dùng qua vài thế hệ trước khi được một tổng thống đem ra tuyên thệ nhậm chức. Franklin D. Roosevelt thực hiện cả 6 lời thề nhậm chức của ông (4 trong tư cách tổng thống và 2 là thống đốc New York) trên cuốn kinh in từ năm 1673 của gia đình.
Còn tại lễ nhậm chức của bản thân, Tổng thống Nixon đã chồng cuốn kinh của mẹ ông lên một cuốn kinh khác cũng của gia đình tặng, để tuyên thệ. Lần lượt các Tổng thống Eisenhower, Carter và Bush đều đi theo lối mòn của Nixon. Họ đều sử dụng các cuốn kinh của gia đình song song với cuốn kinh của Tổng thống Washington.
George W. Bush từng hy vọng được sử dụng cuốn kinh của Washington trong lễ nhậm chức của ông hồi năm 2001. Mặc dù cuốn kinh đã được chuyển tới New York từ trước buổi lễ nhậm chức, cuối cùng người ta vẫn phải để nó ở trong nhà do ngoài trời có mưa và ông Bush đành phải bằng lòng với việc sử dụng mỗi cuốn kinh của gia đình.