Nga công bố hình ảnh thử tên lửa ICBM Satan-2 uy lực gấp 3.000 lần quả bom thả xuống Hiroshima

Chủ nhật, 01/04/2018 20:00 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 31/3, tại sân bay vũ trụ Plesetsk Cosmodrome, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video thử thành công siêu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới RS-28 Sarmat (NATO định danh là tên lửa Satan-2).

Nga lần đầu công bố ICBM Satan-2 trong Thông điệp liên bang hồi tháng trước được Tổng thống Vladimir Putin đọc trước lưỡng viện Quốc hội. Ông Putin khẳng định tên lửa Satan-2 có thể vươn tới bất kì địa điểm nào trên thế giới, kể cả Nam cực và Bắc Kinh, đồng thời có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay.   

Kênh truyền hình Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tên lửa Satan-2 có thể san phẳng những khu vực lãnh thổ có diện tích tương đương nước Pháp hoặc bang Texas của Mỹ. Trong khi đó, CNN cho biết sức công phá của tên lửa Satan-2 gấp 3.000 lần quả bom được Mỹ thả xuống Hiroshima vào năm 1945.        

ICBM Satan-2 có kết cấu hai tầng, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng do Energomash phát triển. Tầm bắn của Satan-2 được xác định vào khoảng 17.000-18.000 km, qua đó cho phép ICBM này có thể bắn theo phương thức vòng qua hai cực của Trái đất.    

Chú thích ảnh
Siêu tên lửa ICBM Satan-2 của Nga rời hầm phóng. Ảnh: Getty Images

Theo một số nguồn tin của NATO, tên lửa này nặng 105 tấn và có thể mang theo tổng khối lượng đầu đạn nặng 10 tấn. Satan-2 được phát triển để thay thế dòng ICBM R-36M2 Voevoda (tên định danh NATO SS-18 Satan), loại tên lửa có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.    

ICBM Satan-2 được kỳ vọng là “bảo kiếm” của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga trong tương lai.

Để đánh chặn siêu tên lửa Sarmat của Nga, Mỹ cần bao nhiêu đầu đạn?

Để đánh chặn siêu tên lửa Sarmat của Nga, Mỹ cần bao nhiêu đầu đạn?

Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới của Nga đang dần đến giai đoạn hoàn thiện, với tên lửa Sarmat dự kiến gia nhập Lực lượng Tên lửa trong tương lai gần.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›