Phụ huynh Hàn Quốc thuê 'bảo kê' để con không bị bắt nạt ở trường

Thứ Ba, 25/09/2018 11:23 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Nhiều bậc cha mẹ ở Hàn Quốc đang đối phó với nạn bạo lực học đường thông qua dịch vụ "bảo kê" đáng sợ.

Theo một cuộc khảo sát năm 2013 của Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, gần 1/10 học sinh ở các trường tiểu học và trung học của nước này phải chịu đựng các hình thức bạo lực khác nhau từ bạn học.

Và theo cuộc khảo sát trên 5,5 triệu học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông năm 2012, 10% học sinh cho biết rằng họ bị bắt nạt ít nhất một lần trong năm đó.

Chú thích ảnh

Nắm bắt hiện trạng này, cũng như tâm lý lo lắng của bố mẹ có con em ở độ tuổi học sinh, các dịch vụ bảo vệ tại trường học đang có xu hướng phát triển mạnh tại Hàn Quốc trong những năm gần đây, trong đó, cho phép khách hàng thuê vệ sĩ tuổi khoảng 30-40 để bảo vệ con em mình khỏi bị bắt nạt ở trường theo một số cách.

Nhìn chung, các dịch vụ kiểu này quy về 3 gói sau: "Uncle Package" (Gói Ông chú); "Evidence Package" (Gói Bằng chứng) và "Chaperone Package” (Gói Biểu tình).

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Trong "Gói Ông chú", một người đàn ông vẻ ngoài to lớn, đáng sợ ở độ tuổi 30-40 sẽ giả vờ là chú của học sinh và đi cùng học sinh đó đến trường. Có giá 500.000 won Hàn Quốc (khoảng 10,3 triệu đồng) mỗi ngày, "ông chú" này cũng có nhiệm vụ đưa ra cảnh báo nghiêm khắc đối với những kẻ định bắt nạt khách hàng của mình.

Chú thích ảnh

Trong "Gói Bằng chứng", người được thuê sẽ điều tra và thu thập bằng chứng bắt nạt bằng cách quay phim, chụp ảnh, sau đó gửi lên ban giám hiệu trường, cùng với thông điệp: “Tôi sẽ gửi đơn khiếu nại chính thức lên hội đồng nhà trường nếu các anh chị không điều tra thích đáng. Chúng tôi muốn có một giải pháp rõ ràng”. Gói này được cung cấp với giá 400.000 won Hàn Quốc (8,2 triệu đồng).

Chú thích ảnh

Trong "Gói Biểu tình", "ông chú" được thuê sẽ đi đến nơi làm việc của cha mẹ kẻ bắt nạt và tiến hành biểu tình. Người này sẽ đứng ngoài tòa nhà văn phòng và hét liên tục "Một phụ huynh của kẻ bắt nạt đang làm việc ở đây!" nhằm gây sức ép tâm lý. Tùy chọn này có giá tới 2 triệu won Hàn Quốc (41,3 triệu đồng) cho 4 lần "khủng bố".

Chú thích ảnh

Dù dịch vụ này đang thu hút khách hàng, nhiều người khác bày tỏ lo ngại về cách thức đấu tranh, chống bạo lực học đường này.

“Tự áp dụng hình phạt bạo lực chỉ là một hình thức bạo lực khác. Bạo lực trường học cần phải được giải quyết bằng cách cải thiện hệ thống” - giáo sư Kim Yoon Tae của Đại học Hàn Quốc cho biết.

Dù sao cũng hy vọng rằng các thảo luận về dịch vụ này sẽ gây thêm chú ý của cộng đồng cách thức giải quyết nạn "bắt nạt" nói chung vì đây là vấn đề dai dẳng đối với thiếu niên ở Hàn Quốc trong những năm gần đây. Nạn nhân bị bắt nạt không chỉ về thể chất, mà còn về tâm lý và tình cảm. Trong những trường hợp nghiêm trọng, các hành vi này thậm chí sẽ dẫn đến chấn thương hoặc thậm chí tự sát.

Bạo lực học đường: Đừng coi là cá biệt!

Bạo lực học đường: Đừng coi là cá biệt!

Buổi giao lưu “Chống bạo hành trẻ em và bạo lực học đường” mới đây tại TP.HCM, các nhà quản lý cho rằng “Bạo lực học đường (BLHĐ) chỉ là hiện tượng cá biệt của một bộ phận nhỏ học sinh...”.

Duy An
Tổng hợp

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›