Quốc hội Mỹ sẽ phải đối mặt với 5 'cuộc chiến' trong năm 2020

Thứ Sáu, 03/01/2020 07:42 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trong những ngày đầu tiên của năm mới khi các nhà lập pháp của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, họ sẽ phải đối mặt với 5 cuộc chiến liên quan đến những bất đồng và chia rẽ trong chương trình nghị sự năm 2020.   

Dằng dai cuộc đối đầu giữa Chính phủ và Quốc hội Mỹ về mức trần nợ công

Dằng dai cuộc đối đầu giữa Chính phủ và Quốc hội Mỹ về mức trần nợ công

Chính phủ và Quốc hội Mỹ đang tiến gần tới một thỏa thuận về việc nâng mức trần nợ công. Tuyên bố trên được Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đối diện với nguy cơ cạn ngân sách hoạt động vào đầu tháng 9 tới.

Cuộc chiến đầu tiên đó là cuộc luận tội Tổng thống Donald Trump. Cuộc điều tra luận tội kéo dài nhiều tháng qua do đảng Dân chủ tiến hành với cáo buộc Tổng thống Trump lạm dụng chức quyền nhằm gây sức ép với Ukraine để điều tra đối thủ chính trị đảng Dân chủ tiềm năng của ông trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 đang trong giai đoạn chuyển sang Thượng viện.

Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ hiện vẫn chưa đưa ra được một thỏa thuận nào về quy tắc cho phiên xét xử, bao gồm cả ngày bắt đầu cũng như liệu có nhân chứng nào sẽ được triệu tập hay không. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cũng chưa thông báo thời gian gửi hai bản luận tội Tổng thống Trump đã được Hạ viện thông qua lên Thượng viện. Dự kiến, các thủ tục xét xử sẽ được tiến hành 6 ngày trong một tuần, điều này đồng nghĩa với việc các hoạt động lập pháp khác sẽ bị trì hoãn bởi cuộc luận tội sẽ chiếm hầu hết thời gian biểu làm việc của Thượng viện trong tháng 1.   

Chú thích ảnh
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington D.C. Ảnh: THX/TTXVN

Cuộc chiến thứ hai là thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ, Mexico và Canada (USMCA), phiên bản mới của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã được Nhà Trắng ký vào giữa tháng 12/2019 và sau đó đã được Hạ viện Mỹ thông qua. Tuy nhiên, thỏa thuận này hiện vẫn bị “ách tắc” tại Thượng viện cho tới khi kết thúc phiên luận tội Tổng thống Trump.  Việc Hạ viện Mỹ thông qua USMCA được cho là đã đem lại cho Tổng thống Trump một chiến thắng sớm trong năm bầu cử sau nhiều cuộc đàm phán kín với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi liên quan đến những yêu cầu của đảng Dân chủ đối với một số điều khoản trong thỏa thuận.

Đối với đảng Dân chủ, việc đạt được thỏa thuận USMCA với Nhà Trắng cùng với các điều khoản đã được sửa đổi liên quan đến vấn đề lao động, môi trường, bảo vệ bản quyền dược phẩm theo đơn giúp đảng này nhận được nhiều sự ủng hộ hơn từ các tổ chức công đoàn và những người cấp tiến, đồng thời cũng là một chiến thắng lập pháp lớn cho các nghị sĩ đảng Dân chủ có nhiều nguy cơ thất bại tại địa phương. Để thông qua USMCA tại Thượng viện, chỉ cần đạt được đa số phiếu ủng hộ thay vì cần 60 phiếu như thông thường. Tuy nhiên, hiện một số Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đang lo ngại rằng Nhà Trắng đã nhượng bộ quá nhiều đối với đảng Dân chủ trong thỏa thuận này.    

Cải cách giám sát sẽ là cuộc chiến thứ 3 mà Quốc hội Mỹ sẽ phải đối mặt trong năm 2020 bởi hiện các nhà lập pháp Mỹ đang quan tâm tới việc thay đổi thẩm quyền giám sát và quy trình xin ra lệnh của tòa án. Vào giữa tháng 3/2020, điều khoản thẩm quyền giám sát theo “Đạo luật nước Mỹ Tự do” (USA Freedom Act)  sẽ hết hạn sau khi đã được gia hạn thêm 90 ngày vào tháng 12 vừa qua để các nhà lập pháp có thêm thời gian để đưa ra một thỏa thuận tốt hơn. Hai điều khoản khác, cho phép các thiết bị nghe lén điện thoại di động và  thẩm quyền giám sát để tìm kiếm những kẻ tình nghi  là “con sói đơn độc” (những nghi phạm khủng bố hành động tự phát một mình không có sự kết nối với nhóm khủng bố nước ngoài) cũng sắp hết hạn. Ngoài các quyền giám sát, các nhà lập pháp cũng đang muốn tiến hành cải cách Đạo luật Giám sát Tình báo nước ngoài (FISA).    

Vấn đề thứ 4 đó là về giá thuốc. Đảng Dân chủ tại Hạ viện tái nỗ lực nhằm giảm giá thuốc trong năm nay sau khi thất bại vào năm 2019 do những rào cản đảng phái và sự vận động hành lang của các nhóm bên ngoài. Vào tháng 12 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật giảm giá thuốc, tuy nhiên dự luật này vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, trong đó có cả ông McConnell, người đã tuyên bố dự luật của Hạ viện sẽ không được đưa ra Thượng viện.    

Cuộc chiến cuối cùng là ngân sách tài trợ cho chính phủ hoạt động. Mặc dù Quốc hội Mỹ vừa thông qua gói ngân sách gồm hai dự luật tài trợ cho chính phủ hoạt động cho đến ngày 30/9/2020, tuy nhiên các nhà lập pháp hiện lại quan tâm tới quy trình tài trợ cho chính phủ vào năm 2021. Theo đó, các chính sách có thể sẽ được điều chỉnh,  bao gồm cả yêu cầu dự kiến của Tổng thống Trump về tài trợ cho bức tường biên giới.   

Đặng Huyền/TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›