(Thethaovanhoa.vn) - Với bất cứ quốc gia nào, kinh tế muốn phát triển, môi trường kinh doanh phải hoàn hảo. Và Singapore cũng không ngoại lệ.
- Ở Singapore, chính phủ cũng “khởi nghiệp”
- Singapore: Bộ máy nhà nước luôn đổi mới nhiệm vụ
- Singapore và cuộc xoay vần chớp nhoáng
Không chỉ vậy, Singapore còn hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối đa khi các bản quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng một cách tuyệt đối, các công ty làm hàng giả, hàng nhái bị trừng phạt một cách nghiêm khắc. Chính sách và luật pháp cũng rất minh bạch khiến doanh nghiệp chỉ còn một việc duy nhất là tập trung phát triển sản xuất, mở rộng thị phần chứ không phải lo lắng về các thủ tục hành chính.
Ngoài ra, đảo quốc sư tử cũng thực hiện nhiều chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao và có ý định khởi nghiệp từ các quốc gia khác. Với một số chính sách như visa nhập cư cho các cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp tại Singapore với điều kiện không quá khắt khe; quy định yêu cầu sinh viên nước ngoài vay tiền chính phủ để đi học tại các trường công lập danh tiếng của Singapore ở lại nước này làm việc ít nhất 3 năm sau khi tốt nghiệp, thủ tục hành chính nhanh gọn,… Nhờ như vậy, đảo quốc sư tử đã từng bước biến mình thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nhân tiềm năng từ Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và cả Việt Nam.
Là trung tâm tài chính mà rất nhiều cư dân từ các nước láng giềng muốn nhập cư, quốc gia này cũng có những chiến lược rõ ràng để “gạn đục khơi trong” nguồn nhân lực. Để tiếp tế lao động cho nhóm ngành công nghệ - kỹ thuật, Singapore chỉ yêu cầu mức lương tối thiểu 1.500 USD (thấp hơn nhiều so với các nhóm ngành khác) để những nhân sự ngành này có thể xin visa tới làm việc. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp từ các nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức… luôn được ưu tiên trong xét tuyển visa làm việc tại Singapore, còn lao động tốt nghiệp từ những nền giáo dục khác lại phải được các công ty Singapore bảo trợ với mức lương cao hơn mới có thể ở lại làm việc.
Tổng hợp
Tags