(Thethaovanhoa.vn) - Sau 37 năm “ngủ quên” trong không gian, tàu vũ trụ Voyager 1 của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang cách Trái Đất 21 tỷ kilomet cho thấy có dấu hiệu hoạt động trở lại.
- Mỹ phát triển tàu vũ trụ siêu thanh thế hệ mới
- Tàu vũ trụ 'hiện hình' sau 8 năm mất tích bí ẩn
- SỐC: Tàu vũ trụ khổng lồ của Nga chỉ còn là cục sắt cháy đen
Những người điều khiển tàu Voyager 1 – vật thể nhân tạo xa nhất và nhanh nhất trong không gian – đã đánh lửa khởi động set gồm 4 động cơ đẩy dừng hoạt động từ năm 1980, để con tàu tiếp tục quỹ hành trình và duy trì mối liên lạc với Trái Đất.
Lần kích động cơ chỉ kéo dài có 10 phần nghìn giây, song do khoảng cách quá lớn giữa tàu vũ trụ và Trái Đất, nên lệnh khởi động phải mất 19 tiếng 35 phút mới truyền được đến Voyager. Nhóm nghiên cứu cũng đã phải đợi một khoảng thời gian tương tự để ghi nhận tín hiệu truyền về, xem cỗ máy có hoạt động theo lệnh hay không. Và may mắn, nó thực sự nghe lệnh.
“Đội đảm nhiệm chuyến bay Voyager đang nghiên cứu các dữ liệu cũ và kiểm tra phần mềm được mã hóa bằng một thứ ngôn ngữ lỗi thời, nhằm đảm bảo chúng ta có thể thử nghiệm an toàn hệ thống động cơ đẩy trong tàu vũ trụ”, kỹ sư trưởng thuộc Phòng nghiên cứu động cơ đẩy NASA Chris Jones giải thích.
Tàu vũ trụ Voyager bắt đầu được phóng lên không gian và thực hiện chuyến hành trình phiêu lưu của mình vào ngày 5/9/1977. Con tàu đã gửi về cho Trái Đất nguồn thông tin to lớn, bao gồm những bức ảnh tuyệt đẹp về Sao Thổ và Sao Mộc. Năm 2013, tàu vũ trụ này vượt qua ngưỡng giới hạn hệ Mặt trời của chúng ta để tiếp tục cuộc hành trình ra xa hơn.
Trước đó, tàu vũ trụ Voyager phụ thuộc vào các động cơ đẩy chính để di chuyển trong không gian, tuy nhiên các động cơ này cũng dần hao mòn theo thời gian. Động cơ đẩy dự trữ mới được kích hoạt sẽ kéo dài tuổi thọ của Voyager thêm 1-2 năm nữa, trước khi nó mất hẳn kết nối với Trái Đất, tan biến trong không gian.
Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Tags