Thảm họa hạt nhân sẽ xảy ra nếu Mỹ ném bom Triều Tiên?

Thứ Bảy, 15/04/2017 09:02 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Mạnh miệng là thế song Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải cân nhắc về việc tấn công Triều Tiên vì điều đó có thể dẫn tới nhiều kịch bản nguy hiểm khó lường.

Nếu như Washington quyết định triển khai hành động quân sự đơn phương chống lại Bình Nhưỡng, vụ tấn công có thể dẫn đến một thảm họa hạt nhân ảnh hưởng tới toàn bộ Bán đảo Triều Tiên.

Đây là lời dự đoán của Giám đốc Trung tâm chuyên các vấn đề Hàn Quốc tại Viện nghiên cứu Viễn Đông Alexander Zhebin khi trả lời Đài phát thanh Sputnik: “Có khoảng 30 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động của Hàn Quốc. Một vài trong số đó có thể bị phá hủy chỉ bằng bom thông thường và đạn pháo. Điều này có thể dẫn tới thảm họa hạt nhân mức độ 5-6 giống với thảm họa Chernobyl, biến một khu vực phạm vi 99 km2 trở thành một nơi không còn sự sống”.

Ông Zhebin nhận định nếu Mỹ mở một cuộc tấn công nhằm vào Triều Tiên, Hàn Quốc lo rằng những địa điểm đầu tiên hứng chịu hành động đáp trả của Bình Nhưỡng sẽ là hệ thống nhà máy điện hạt nhân của Hàn Quốc.


Tàu sân bay tiến về đảo Guam sẵn sàng tấn công Triều Tiên khi có lệnh.

Đầu tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng cảnh báo Washington sẵn sàng tự mình giải quyết Triều Tiên, bao gồm khả năng áp dụng biện pháp quân sự: “Triều Tiên đang kiếm tìm rắc rối. Nếu Trung Quốc quyết định giúp đỡ, điều đó rất tuyệt. Còn không, thì chúng ta sẽ giải quyết vấn đề mà không cần họ”, Tổng thống Trump chia sẻ dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter.

Kênh truyền hình NBC News dẫn nguồn từ giới chức tình báo Mỹ đưa tin hai tàu khu trục mang tên lửa hành trình Tomahawk đã được cử tới áp sát Triều Tiên. Bom hạng nặng cũng vào vị trí sẵn sàng tại đảo Guam và nhóm tàu tấn công do tàu sân bay USS Carl Vinson làm chủ lực của Hải quân Mỹ cũng đang lừng lững trên đường tiến thẳng về Bán đảo Triều Tiên nhận nhiệm vụ mới.

Tuy nhiên theo ông Zhebin, kịch bản tấn công Bình Nhưỡng nguy hiểm và phức tạp hơn nhiều so với đòn tấn công mà Mỹ nhắm vào Syria hồi tuần trước. Mỹ đã tiến hành phóng 59 quả tên lửa hành trình nhằm vào căn cứ không quân Syria vào tối 6/4, như một đòn cảnh cáo đối với chính quyền Tổng thống Syria Bashar Al-Assad sau khi xảy ra vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học khiến ít nhất 86 người thiệt mạng tại quốc gia này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn tất 'phương án quân sự và cách lật đổ' Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn tất 'phương án quân sự và cách lật đổ' Triều Tiên

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã hoàn tất chính sách về Triều Tiên, theo đó tập trung vào 'gây sức ép tối đa và cam kết' để hướng tới phi hạt nhân hóa quốc gia biệt lập này.


Chuyên gia Nga chỉ ra rằng tuy thể hiện chính sách cứng rắn song phía Nhà Trắng sẽ phải “chần chừ” và cân nhắc khi hành động đơn phương đối với Bình Nhưỡng.

Không chỉ có lo ngại xuất phát từ phía Hàn Quốc, mà Lầu Năm Góc sẽ phải tính đến trường hợp các quả tên lửa của nước này trong khi tấn công Bình Nhưỡng sẽ rơi vào vùng lãnh thổ của Nga hoặc Trung Quốc. “Kịch bản này còn nguy hiểm gấp nhiều lần so với vụ tấn công Syria”, ông Zhebin nhấn mạnh, “Nga sẽ không để tên lửa Mỹ "vô tình" rơi vào lãnh thổ của mình. Moskva sẽ buộc phải bắn hạ tên lửa của Mỹ thậm chí khi nó đang ở trong không phận Triều Tiên”. Trước đó, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ đã khiến giới chức quân sự Nga nghi ngờ về độ chính xác khi chỉ có 23 quả trong số 59 quả được phóng trúng mục tiêu tại căn cứ không quân ở tỉnh Homs.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, cho đến hiện tại Mỹ vẫn chưa thể tấn công Triều Tiên là do “rõ ràng Washington không có đủ thông tin về địa điểm chính xác các cơ sở hạt nhân và bệ phóng tên lửa tại quốc gia Đông Bắc Á này”.

Theo Hồng Hạnh - Tin Tức

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›