Trung Quốc có thể làm gì Triều Tiên sau vụ thử bom nhiệt hạch?

Thứ Ba, 05/09/2017 16:22 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Với vụ thử bom nhiệt hạch đầy bất ngờ của Triều Tiên vào sáng 3/9, hiện thách thức đến từ Bình Nhưỡng mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối mặt lớn hơn bao giờ hết và loạt phương án để Trung Quốc lựa chọn kìm hãm Triều Tiên dường như cũng đang thu hẹp lại.

Steve Tsang – Giám đốc Viện Soas China (London, Anh) nhận xét: “Nói thẳng, Trung Quốc đang tức giận. Nhưng thực tế họ cũng chẳng làm được gì nhiều để giải quyết vấn đề đó. Lời nói ư? Tuyên bố của Liên hợp quốc và mọi thứ tương tự vậy. Có. Những thực sự Trung Quốc có thể làm cái gì?”.

Zhao Tong – một chuyên gia về Triều Tiên đến từ Trung Tâm chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua – tin rằng chỉ còn sót lại một số lựa chọn để Trung Quốc có thể kiềm chế chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên sau lần thử bom nhiệt hạch mới nhất.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ còn ít phương án lựa chọn xử lý Triều Tiên.

Điều đầu tiên mà Trung Quốc có thể làm là gia tăng các biện pháp trừng phạt lên chính quyền Bình Nhưỡng bằng cách nhằm vào hoạt động xuất khẩu ngành dệt may và quần áo.

Chuyên gia Zhao giải thích: “Sau lần trừng phạt gần đây nhất theo nghị quyết của Liên hợp quốc, các sản phẩm dệt may và quần áo là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất đối với Triều Tiên”.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có thể tấn công vào một nguồn thu nhập chính khác của quốc gia Đông Bắc Á này, với lệnh hạn chế hoặc cấm hoàn toàn 100.000 người lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.

Cuối cùng, Trung Quốc có thể cân nhắc biện pháp mạnh: cắt luôn nguồn cung ứng dầu thô.

“Lần thử hạt nhân này là một trong số ít tác nhân có thể dẫn tới việc ngừng cung cấp dầu thô, nhưng chúng tôi vẫn đang đắn đo khi quyết định việc đó”, một nhân vật thân cận với đội ngũ làm chính sách đối ngoại của Trung Quốc tiết lộ với tạp chí Financial Times.

Tuy nhiên, chuyên gia Zhao nghi ngờ Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không chọn con đường nguy hiểm đó. Ông tin rằng việc cắt toàn bộ nguồn cung cấp dầu thô cho Triều Tiên có thể là một quyết định không thể đảo ngược vì đường ống dẫn dầu tới Triều Tiên khá cũ và sẽ bị mục ruỗng, vỡ dẫn tới việc không sử dụng được.

Triều Tiên tuyên bố sẽ ra thông báo đặc biệt. Nhật Bản điều 3 máy bay quân sự đo độ phóng xạ

Triều Tiên tuyên bố sẽ ra thông báo đặc biệt. Nhật Bản điều 3 máy bay quân sự đo độ phóng xạ

Trước đó, Giám đốc Chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á Jeffrey Lewis trên trang Twitter cho biết quy mô của trận động đất ở Triều Tiên cho thấy vụ nổ này có sức công phá khoảng 1 megaton.

Quan trọng hơn nữa, điều đó sẽ khiến nền kinh tế Triều Tiên rơi vào tình trạng khủng hoảng, kéo theo sự sụp đổ của Nhà nước Triều Tiên và tạo ra một làn sóng người tị nạn cũng như đe dọa an ninh khu vực biên giới chỉ cách Bắc Kinh có vài trăm km.

“Đây là một trong những biện pháp cứng rắn nhất mà Trung Quốc có thể thực thi và nó mang ý nghĩa chiến lược nếu như sự ổn định của chính quyền Bình Nhưỡng bị ảnh hưởng. Điều đó sẽ không xảy ra ngay lập tức nhưng qua thời gian dài, nó có thể ảnh hưởng tới sự sống còn của chế độ Triều Tiên”, chuyên gia Zhao nhận xét.

Zhu Feng – một chuyên gia an ninh quốc tế đến từ Đại học Nanjing – nhận định: “Đó là một đất nước điên rồ… Chúng ta đang ở trong bước ngoặt lịch sử. Theo tôi, Trung Quốc cần phải đẩy mạng việc hợp tác với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc”.

Theo ông Zhao, quan chức trong nước bắt đầu bàn luận về việc cắt nguồn cung dầu mỏ, cũng như quan điểm của Trung Quốc – đối tác và đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên – cũng bắt đầu thay đổi.

Trong khi đó, giám đốc Steve Tsang tin rằng việc cả Mỹ và Trung Quốc đều đang bó tay trước tham vọng hạt nhân của ông Kim Jong-un cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên là một chiến lược gia thông minh và ông ấy đã thành công trong việc chơi đùa với hai cường quốc thế giới.

Chỉ cần Trung Quốc không phải là mục tiêu gây hấn trực tiếp của Triều Tiên, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không coi người đồng cấp Kim Jong-un là một mối đe dọa cần phải loại trừ ngay lập tức, mà chỉ là một người gây rối. “Hiện tại chưa có một ai thực sự nghiêm túc nghĩ rằng tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là một mối đe dọa với Trung Quốc… Mục tiêu đang bị ảnh hưởng nhất có lẽ là Nhật Bản. Và điều đó lại không phải là mối lo lắng của ông Tập”.

Tuy nhiên, đối với cả hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Kim Jong-un, một nhân tố không lường trước được là Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo chuyên gia Tsang, với quan điểm quân sự truyền thống, Tổng thống Mỹ sẽ không mạo hiểm thực hiện một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên vì như thế sẽ khiến Bình Nhưỡng trả đũa Hàn Quốc và thậm chí còn tạo ra một cuộc xung đột khu vực lớn hơn. “Các bạn đang nói đến hơn 10.000 khẩu pháo đặt dọc biên giới hai miền… có thể xóa sổ Seoul và gây ra hậu quả lớn. Với tính toán của ông Kim Jong-un, thực tế Tổng thống Trump chẳng có thể làm được gì nhiều và Trung Quốc thì cũng gần như chắc chắn không làm được gì”.

Tuy nhiên, Donald Trump lại không phải là một Tổng thống thông thường. “Vấn đề ở chỗ một người như ông Trump không hành xử theo những gì mà một Tổng thống như ông Obama hay Clinton thường làm. Chính vì vậy, nguy cơ ông phớt lờ lời khuyên quân sự chuyên nghiệp không phải không thể xảy ra”, chuyên gia Tsang giải thích.

Theo Hồng Hạnh/Báo Tin Tức

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›