- Tổng thống Nga Vladimir Putin ký lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ
- Tổng thống Nga Putin: Dùng chính sách hai mặt với khủng bố là 'chơi với lửa'
- VIDEO: Tường trình của PV TTXVN tại Nga: Tổng thống Putin tuyên bố 'tuyệt giao' quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ
- Tổng thống Putin cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về 'những hậu quả nghiêm trọng' về vụ bắn hạ SU-24
Kết luận trên được đưa ra sau khi ông Bloem xem một loạt video trên YouTube ghi lại hình ảnh Tổng thống Putin đi lại. Trong video hồi ông Putin nhậm chức năm 2012, khi ông sải bước dọc thảm đỏ, cánh tay phải của ông không vung mạnh như tay trái, không hòa nhịp chung của cả cơ thể mà buông chùng dọc thân, hầu như không mấy chuyển động.
Xem video dưới:
Dáng đi lạ này khiến tờ The Atlantic năm 2005 còn có bài viết đồn đoán rằng ông Putin sau này có nguy cơ bị đột quỵ. Giáo sư Bastiaan Bloem, vốn là một chuyên gia về bệnh Parkinson, lúc đầu cũng cho rằng việc cánh tay phải của ông Putin vung ít là dấu hiệu giai đoạn sớm của một chứng rối loạn hệ thần kinh.
Trong quá trình tìm hiểu sâu hơn về dáng đi lạ này, ông Bloem và nhóm nghiên cứu đã tình cờ xem một cuốn sổ tay huấn luyện của KGB, trong đó hướng dẫn các đặc vụ chỉ cử động một bên cơ thể để tay bên kia (tay phải) có thể rút vũ khí từ ngực một cách nhanh nhất khi bất ngờ gặp kẻ thù.
Trong cuốn sổ tay có đoạn: “Khi di chuyển, điều vô cùng cần thiết là giữ vũ khí sát ngực hoặc ở bên tay phải. Khi di chuyển về phía trước, cần di chuyển một bên, thường là bên trái”.
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1975, ông Putin tham gia khóa huấn luyện một năm trong KGB ở Okta, Leningrad. Ông làm việc trong KGB tổng cộng 16 năm.
Ông Bloem đã xác định thêm vài quan chức Nga cấp cao cũng có dáng đi “tay vung, tay cứng”: Thủ tướng Dmitry Medvedev, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov và Sergei Ivanov. Ông Ivanov làm việc 15 năm trong KGB và làm bạn của ông Putin.
Các nhà nghiên cứu cho biết đó là một thói quen hình thành trong quá trình luyện tập với vũ khí chứ không phải là dấu hiệu bệnh tật.
Tags