Vì sao Trung Quốc đưa 8 tình nguyện viên sống thử trên Mặt Trăng?

Thứ Sáu, 12/05/2017 14:40 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Không dừng lại ở kế hoạch đưa các nhà du hành vũ trụ lên khám phá Mặt Trăng mà các nhà khoa học Trung Quốc còn có "tham vọng" và đã chuẩn bị cho kế hoạch để các nhà du hành ở lại lâu dài tại đây.

Một nhóm nghiên cứu đã bắt tay thực hiện kế hoạch nhằm hiện thực hóa "tham vọng " này với việc tiếp tục đưa 8 tình nguyện viên vào sống thử trong cabin không gian mô phỏng các điều kiện sống trên Mặt Trăng có tên là Nguyệt Cung 1 (Yuegong-1) nhằm tìm hiểu những điều kiện cần thiết để duy trì cuộc sống của con người trên Mặt Trăng trong ngắn hạn và dài hạn.

Nhóm tình nguyện viên gồm các dân thường và các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh (Beihang) được chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm hai nam và hai nữ sẽ sống thử trong môi trường cabin 60 ngày bắt đầu từ ngày 10/5, trong khi nhóm còn lại sẽ tiếp tục vào cabin để thay thế nhóm 1 trong 200 ngày tiếp theo trước khi nhóm 1 quay trở lại thực hiện nốt 105 ngày cuối cùng của kế hoạch.

Mặt trăng hình tam giác

Mặt trăng hình tam giác

Thôi, đừng tranh cãi nữa - Memdel say nhất can ngăn hai gã bạn -cả hai cậu đều đúng. Mặt trăng thứ nhất hình vuông, còn mặt trăng thứ hai hình tam giác.

Nguyệt cung 1 gồm một khoang sinh hoạt rộng 42 m2, bằng diện tích một căn hộ cỡ nhỏ và 2 khoang cây xanh có chiều cao khoảng 3,5m và diện tích ước chừng 50 đến 60m2. Khoang sinh hoạt gồm 4 phòng ngủ mini, một phòng sinh hoạt chung, một phòng tắm, một phòng xử lý rác thải và một phòng nuôi động vật.

Nguyệt cung 1 được trang bị hệ thống Hệ thống Hỗ trợ sự sống (BLSS) tạo môi trường như Trái Đất trong đó các yếu tố sinh tồn như động vật, cỏ cây và các loài siêu vi cùng tồn tại và hỗ trợ lẫn nhau. Thức ăn và nước uống trong hệ thống này đều có thể tái chế.

Đây là lần thứ hai, Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh thử nghiệm hiệu quả của BLSS trong môi trường giống trên Mặt Trăng sau lần thử nghiệm thành công kéo dài 105 ngày hồi năm 2014. Lần này, các nhà nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm để kiểm tra tính ổn định của hệ thống khi các nhà du hành có tốc độ trao đổi chất khác nhau vào sinh sống và cả khi các sự cố bất ngờ xảy ra như mất tín hiệu.

Các hoạt động nghiên cứu này đều nằm trong chương trình "Thám hiểm Mặt Trăng" của Trung Quốc. Năm 2007, Trung Quốc đã bắt đầu hiện thực hóa chương trình với việc phóng tàu vũ trụ thăm dò Hằng Nga 1 (Chang'e 1). Sau đó là các tàu Hằng Nga 2 và Hằng Nga 3 đã được phóng vào năm 2010 và 2013, thu thập thông tin cho hàng loạt hoạt động nghiên cứu đưa con người lên Mặt Trăng.

TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›