Thể thao khiêu dâm: Giao dịch tình dục núp bóng

Thứ Sáu, 02/08/2019 08:38 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Trong thể thao, đừng nói gì đến khiêu dâm, lạm dụng tình dục là vấn nạn khá phổ biến và chỉ được phát hiện khi sự việc đã trở nên nghiêm trọng. Vụ Larry Nassar là một minh chứng.

Mỹ nữ náo loạn chung kết C1 phủ nhận đóng phim khiêu dâm, dự định làm bất động sản

Mỹ nữ náo loạn chung kết C1 phủ nhận đóng phim khiêu dâm, dự định làm bất động sản

Mỹ nữ ăn mặc nóng bỏng lọt vào sân trong trận chung kết C1, Kinsey Wolanski đã tiết lộ chi tiết về mánh khóe tiếp theo của cô để trở thành một bà trùm bất động sản.

Việc lớn

Theo thống kê, trong suốt 20 năm qua, trong đó hơn 368 cá nhân đã bị tấn công tình dục bởi các chủ phòng gym, huấn luyện viên và nhân viên làm việc cho các chương trình thể dục dụng cụ trên khắp nước Mỹ.

Đáng chú ý là vụ Nassar, bác sĩ đội tuyển Mỹ khi ông được nêu tên trong hàng trăm vụ kiện do các vận động viên cáo buộc rằng, Nassar có hành vi lạm dụng tình dục trong tình trạng giả vờ điều trị y tế trong ít nhất 14 năm. Kể từ khi vụ bê bối nổ ra vào tháng 9/2016, hơn 265 phụ nữ, bao gồm cựu thành viên đội tuyển quốc gia USAG như Jamie Dantzscher, Morgan White, Jeanette Antolin, McKayla Maroney, Aly Raisman, Maggie Nichols, Gabby Douglas, Simone Biles, Jordyn Wieber, Sabrina Vega, Ashton Locklear, Kyla Ross, Madison Kocian, Amanda Jetter, Tasha Schwikert, Mattie Larson, Bailie Key, Kennedy Baker và Alyssa Baumann đã cáo buộc Nassar tấn công tình dục họ.

Vào ngày 11/7/2017, Nassar đã thừa nhận tội danh khiêu dâm trẻ em liên bang; bị kết án 60 năm tù vào ngày 7/12/2017. Ngày 22/11/2017, Nassar đã thừa nhận 7 cáo buộc tấn công tình dục cấp độ một và nhận một tội khác một tuần sau đó với 3 tội danh tấn công tình dục. Đến ngày 24/1/2018, Nassar đã bị kết án thêm 40 đến 175 năm tù, có hiệu lực sau khi ông phục vụ án tù liên bang 60 năm vì tội khiêu dâm trẻ em. Vào ngày 5/2/2018, Nassar nhận thêm án phạt 40 đến 125 năm nữa. Kể từ năm 2019, ông ta bị tống giam tại Nhà tù liên bang Mỹ, Coleman.

Chú thích ảnh
Vụ Larry Nassar là minh chứng điển hình cho bê bối lạm dụng tình dục trong thể thao

Điều đáng nói là trong cuộc điều tra kéo dài 9 tháng cho thấy "những HLV có máu ‘dê’ được phép chuyển từ phòng tập thể dục này sang phòng tập thể dục khác, không bị phát hiện bởi một hệ thống giám sát lỏng lẻo, hoặc được các phòng tập thể dục có USAG chứng nhận thông qua". Vì thế, ngoài USAG, trường đại học bang Michigan, nơi Nassar làm việc với tư cách bác sĩ nắn xương, cũng đã bị buộc tội để Nassar lợi dụng và được nêu tên như là bị cáo trong các vụ kiện dân sự mà các cựu vận động viên thể dục đệ đơn chống lại Nassar.

Và ngoài Nassar, một loạt HLV khác trên khắp nước Mỹ cũng liên quan đến vụ bê bối, như ở Michigan, Pennsylvania, California, Rhode Island và Indiana.

Tại sao vụ việc ít được biết đến?

Lạm dụng tình dục gây tác động lớn đến tâm lý con người, nhưng nguy hiểm hơn cả là việc nó có nguy cơ biến thành điều "bình thường" nếu như không được kịp thời ngăn chặn.

Nhưng vụ bê bối như thế, dù chấn động, cũng không phải trường hợp lạm dụng tình dục rúng động đầu tiên trong lĩnh vực thể thao nhiều năm gần đây. Chưa ai quên được vị trợ lý huấn luyện viên Jerry Sandusky với các cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em trong đội bóng đá Penn State, hay cáo buộc hiếp dâm trong đội bóng của trường đại học Baylor. Dù vậy, chỉ khi vụ Nassar bị khơi ra thì những tờ báo lớn ở Mỹ mới "móc" lại các câu chuyện về Sandusky và đội Baylor.

Câu hỏi đặt ra là tại sao báo chí ít nói tới các vụ lạm dụng tình dục trong thể thao. Không lẽ vì nó không dính tới các sự kiện thể thao lớn chăng? Hay một vụ lạm dụng xảy ra ở Olympic hoặc World Cup thì sẽ đáng quan tâm hơn một cáo buộc sờ soạng ở một trường đại học nhỏ bé nào đó?

Trường hợp thứ hai, cũng có thể lâu nay Nassar là bác sĩ hiếm hoi bị cáo buộc lạm dụng nên thông tin này được cho là "nóng, độc", thay vì các cáo buộc nhan nhản nhằm vào những huấn luyện viên?

Trong thể thao, HLV là người có quyền và cũng vì tính chất công việc, rất dễ đụng chạm thể xác với các vận động viên, đặc biệt là HLV nam và VĐV nữ. Lâu dần, chuyện lạm dụng tình dục được xem như quá dễ hiểu, quá quen thuộc, và thế thì... không đáng lên báo?

Đó chính là vấn đề lớn nhất, khi người ta dần quen với một hình ảnh, thì họ sẽ hình thành kiểu suy nghĩ "bình thường", thay vì cố gắng đưa trường hợp vi phạm ra ánh sáng, với một cách tiếp cận nhân văn hơn.

Vấn đề thứ hai là các vụ tấn công tình dụng xảy ra khi VĐV nữ còn quá nhỏ để hiểu được, và đủ dũng cảm, nói ra sự thật. Chưa kể điều này có thể ảnh hưởng đến tên tuổi của họ, sự nghiệp của họ và như đã thấy, phải rất nhiều năm sau, những Dantzscher, White, Antolin, Nichols, Douglas hay Biles... mới dám lên tiếng.

Và cuối cùng, đừng quên là bê bối tình dục đã khiến USAG mất hàng loạt hợp đồng tài trợ với Procter & Gamble, Kellogg's, Under Armour, The Hershey Company...

Có thể nói, hai từ "cám dỗ" được nhiều lần dẫn ra để lý giải về những cuộc "giao dịch tình dục" trong thể thao, loại hình hoạt động giải trí mang lại nhiều cơ hội đổi đời cũng như dễ thu hút người ta lao vào với vầng hào quang danh vọng lấp lánh.

Nắm được tâm lý này, không ít kẻ cơ hội (là người quản lý, huấn luyện viên, bác sĩ, nhà tài trợ…) tạo ra những bản hợp đồng "giao dịch tình dục", quấy rối, cưỡng hiếp, "lên giường" với nữ động viên - có những nạn nhân tình nguyện, nhưng cũng có không ít trong số đó bị ép buộc. Và hầu hết các nạn nhân đều chọn giải pháp im lặng vì những lý do riêng như muốn tiếp tục có tên trong danh sách của đội tuyển, mong chờ một cơ hội được tỏa sáng, vì xấu hổ, bị de dọa…

Mạnh Hào

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›