Công ty mẹ của Man City: Nhà vô địch ở bốn châu lục

Thứ Năm, 16/12/2021 15:30 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Thắng lợi của New York City FC trước Portland Timbers ở trận chung kết MLS Cup cuối tuần qua, danh hiệu đầu tiên của họ, đồng nghĩa City Football Group (CFG), tổ chức sở hữu CLB bóng đá toàn cầu, có thể tự hào khi có 4 nhà đương kim vô địch giải đấu ở 4 quốc gia khác nhau, ở 4 châu lục khác nhau.

Ngoại hạng Anh vòng 17: Liverpool bám Man City, Tottenham lo Covid-19

Ngoại hạng Anh vòng 17: Liverpool bám Man City, Tottenham lo Covid-19

Man City vừa thách thức khi hủy diệt Leeds 7-0 và bỏ xa Liverpool 4 điểm. Liệu thầy trò Jurgen Klopp đáp lời tương xứng? Còn Tottenham không muốn mạch chiến thắng bị khựng lại.

Mumbai City là đội bóng thuộc sở hữu của CFG đầu tiên giành được danh hiệu vào năm 2021, có được chức vô địch Indian Super League vào tháng 3 với chiến thắng quyết định trước ATK Mohun Bagan.

Tiếp theo là Man City của Pep Guardiola với chức vô địch Premier League vào tháng 5, trước khi Melbourne City của Australia hoàn thành cú hat-trick vào tháng 6, và như đã nói ở trên là chiến thắng của New York City FC.

Nên nói thêm là từ Mỹ đến Uruguay, CFG hiện sở hữu (hoặc sở hữu một phần) danh mục các CLB rải rác trên khắp thế giới và nhiều khoản đầu tư của họ bắt đầu mang lại thành công trên sân cỏ.

Man City (Anh)

Lá cờ đầu của CFG, Man City đã trải qua một cuộc đại tu lớn kể từ khi Sheikh Mansour và Abu Dhabi United Group hoàn thành việc tiếp quản vào năm 2008. Chính thức thì CFG xuất hiện tại Man City trước mùa giải 2013-14, giành chức vô địch Premier League trong mùa giải đầu tiên của họ, sau đó là 3 danh hiệu khác (2017-18, 2018-19, 2020-21) dưới thời Pep Guardiola, cũng như rất nhiều cúp quốc nội. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thành công ở mặt trận châu Âu dù Man City đã lọt vào trận chung kết Champions League mùa giải 2020-21 và để thua Chelsea.

Chú thích ảnh
New York City ăn mừng danh hiệu vô địch đầu tiên

 

Việt Nam có hành trình giống AFF Cup 2018 một cách kỳ lạ

Việt Nam có hành trình giống AFF Cup 2018 một cách kỳ lạ

Đội tuyển Việt Nam đang trải qua hành trình tương tự AFF Cup 2018 ở vòng bảng. Giải đấu đó, chúng ta là nhà vô địch.

 

Melbourne City (Australia)

CFG bắt đầu liên kết với Melbourne City vào năm 2014 khi họ tham gia vào một thỏa thuận sở hữu CLB (khi đó được gọi là Melbourne Heart) trong sự hợp tác nhượng quyền với đội bóng bầu dục Melbourne Storm. Một năm sau, CFG mua lại cổ phần của Storm và toàn quyền sở hữu, đồng thời đổi tên CLB thành "Melbourne City" và đổi màu áo đấu sân nhà từ sọc đỏ trắng thành xanh da trời.

Kể từ đó, đội bóng ở A-League đã giành chiến thắng trong cả mùa giải thường xuyên và chung kết mùa giải 2020-21, bổ sung thêm vào danh hiệu FFA Cup mà họ đã giành được vào năm 2016.

Mumbai City (Ấn Độ)

Mumbai City được thành lập vào năm 2014 và tham gia vào mùa giải Indian Super League đầu tiên cùng năm đó, mặc dù họ đã phải vật lộn và cuối cùng đứng thứ 7 trong một giải đấu có 8 đội. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của CFG, vận may của Mumbai City đã được cải thiện qua từng năm, để rồi họ đã giành được danh hiệu ISL đầu tiên ở mùa thứ 7. Mumbai City đã giành chức vô địch nhờ vượt qua ATK Mohun Bagan về hiệu số bàn thắng bại trước khi đánh bại đối thủ này một lần nữa với tỉ số 2-1 trong trận chung kết Grand để nâng cao chức vô địch vào tháng 3.

New York City FC (Mỹ)

Ban đầu là sự hợp tác giữa Man City và đội bóng chày New York Yankees, New York City được công bố là một nhượng quyền thương mại mở rộng mới vào tháng 5/2013 và bắt đầu thi đấu tại MLS hai năm sau đó.

Hai đội bóng có mối quan hệ làm việc thân thiết, hoán đổi cầu thủ và HLV trong những năm qua. Tuy nhiên, mặc dù đã từng sở hữu một đội hình gồm Andrea Pirlo, David Villa và Frank Lampard, New York City không đạt được mức độ thành công như đội bóng Anh, lọt vào play-off nhiều lần nhưng chưa bao giờ đến gần chức vô địch trước năm nay.

Tuy nhiên, đội bóng của Ronny Deila đã nâng cao chiếc cúp bạc đầu tiên trong lịch sử 7 mùa giải của họ vào cuối tuần qua với cầu thủ giành Chiếc giày Vàng năm 2021, Valentin Castellanos ghi bàn trong trận hòa 1-1 trong thời gian chính thức, trước khi đội trưởng Sean Johnson thực hiện hai pha cứu thua trong loạt sút luân lưu.

Chú thích ảnh
Man City, “anh ruột” của New York City, một gương mặt quen thuộc với người hâm mộ bóng đá toàn thế giới

 

 

Girona (Tây Ban Nha)

Girona FC được thành lập vào năm 1930 và có lịch sử lâu đời trước khi CFG mua cổ phần vào mùa hè năm 2017, ngay sau khi họ giành quyền thăng hạng đầu tiên lên La Liga. Vào thời điểm đó, quyền sở hữu CLB được phân chia giữa CFG và một tập đoàn do Pere Guardiola, đại diện bóng đá và anh trai HLV của Man City, Pep.

Tuy nhiên, Girona đã không thể duy trì vị trí của họ ở La Liga và đã trở lại Segunda Division vào ngày cuối cùng của mùa giải 2018-19.

Yokohama F. Marinos (Nhật Bản)

Hợp tác với nhà sản xuất xe hơi Nissan, CFG đã mua lại cổ phần của Yokohama F. Marinos vào năm 2014. Kể từ đó, Marinos đã lên ngôi vô địch J1 League một lần (2019), danh hiệu đầu tiên của họ kể từ sau khi giành Emperor’s Cup năm 2013, và đứng thứ 2 sau Kawaskai Frontale vào tháng 11.

Montevideo City Torque (Uruguay)

Vào tháng 4 năm 2017, CFG mua lại Club Atletico Torque và nhanh chóng thay đổi tên của họ để thêm vào thương hiệu "City" quen thuộc. Điều này cũng trùng hợp với việc đội bóng Montevideo leo lên từ hạng hai và ra mắt giải vô địch Uruguay mùa 2017-18. Tuy nhiên, họ đã kết thúc mùa giải ở khu vực xuống hạng và rớt xuống hạng hai, chỉ trở lại bằng chức vô địch giải đấu mùa giải 2018-19.

Không còn chật vật, Torque sau đó tiếp tục cán đích ở vị trí thứ 3 trong cả hai giai đoạn Apertura và Clausura của mùa giải Primera Division 2020, được hỗ trợ một phần không nhỏ nhờ cơ sở đào tạo hiện đại hoàn toàn mới tại Học viện Montevideo City Football.

Sichuan Jiuniu (Trung Quốc)

CFG mua cổ phần của đội bóng hạng 3 Trung Quốc Sichuan Jiuniu vào tháng 2/2019, sau đó thăng hạng lên China League One (hạng 2) trước mùa giải 2020.

Lommel SK (Bỉ)

CFG đã trở thành cổ đông chính trong đội bóng của Bỉ là Lommel vào tháng 5/2020, khi họ đang thi đấu ở giải hạng Nhất B - tức là hạng 2. Lommel trở thành CLB thứ 9 tham gia CFG và đứng thứ 3 trong mùa giải đầu tiên của họ với tư cách là một phần của gia đình này sau khi xếp cuối bảng vào năm 2019-20. Lommel được quản lý bởi Liam Manning, người trước đây đã làm giám đốc học viện cho New York City cho đến mùa hè năm 2020. Tại thời điểm đó, ông rời một câu lạc bộ CFG để gia nhập câu lạc bộ khác trước khi khởi hành đến MK Dons và được thay thế bởi trợ lý của là Peter van der Veen.

Troyes (Pháp)

Câu lạc bộ thứ 10 và gần đây nhất được thêm vào danh mục đầu tư, Troyes trở thành câu lạc bộ CFG khi tập đoàn mua cổ phần của chủ sở hữu cũ Daniel Masoni vào tháng 9/2020. Troyes đã trải qua mùa giải 2020-21 ở hạng 2 nhưng hiện đang có mặt ở Ligue 1 cùng với những cái tên như Paris Saint-Germain và Lyon sau khi kết thúc chiến dịch với tư cách nhà vô địch Ligue 2.

City Football Group Limited (CFG) thuộc sở hữu của ba tổ chức, trong đó 78% thuộc Abu Dhabi United Group (ADUG), 10% thuộc Silver Lake của Mỹ và 12% thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc là China Media Capital và CITIC Capital.

Một trong những triết lí cốt lõi của City Football Group kể từ khi thành lập là sự hỗ trợ lẫn nhau của các CLB thông qua việc kết hợp giữa tìm kiếm và chia sẻ cầu thủ. Mặc dù hầu như tất cả các CLB lớn ở châu Âu đều vận hành một mạng lưới tuyển trạch viên quốc tế, nhu cầu tài chính khiến cho việc tiếp cận thông tin địa phương ở nước ngoài không thể đạt được như một CLB trong nước có thể. Do đó, các câu lạc bộ CFG cung cấp các dịch vụ giá trị cho nhau bằng cách sử dụng mạng tuyển trạch địa phương của riêng họ để chia sẻ thông tin về các cầu thủ giữa các CLB.

Ngoài việc chuyển dịch cầu thủ nội bộ, CFG cũng đã tìm cách thúc đẩy sự chuyển động của đội ngũ HLV trong mạng lưới của họ, như Eric Mombaerts dẫn dắt Yokohama F. Marinos, Melbourne City và Troyes…

Triết lí cốt lõi thứ hai của CFG liên quan đến hợp tác câu lạc bộ là chia sẻ thông tin kĩ thuật trong và ngoài sân cỏ. Tất cả các CLB của City Football Group đều được cấp quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu phong phú về chiến thuật và phương pháp huấn luyện của Man City, cho phép họ sử dụng cùng một phong cách bóng đá, một phong cách đôi khi được gọi là City Way. Ngoài ra, các CLB cũng chia sẻ thông tin về y tế, giám sát hiệu suất và quản lý cầu thủ.

Mạnh Hào

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›