(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 12/12 vừa qua, Đại hội Đại biểu Hiệp hội Golf Việt Nam (VGA) đã kết thúc với việc bầu ra BCH nhiệm kỳ mới 2016-2019 cùng sự thay đổi ở 2 vị trí nhân sự quan trọng. Trong đó, Chủ tịch là tiến sĩ kinh tế - ông Lê Kiên Thành và Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Cựu đảm nhiệm thêm vai trò Tổng thư ký.
- 300 golf thủ dự giải 'AMD Golf Challenge 2015 – Swing for the poor'
- Nâng cấp toàn diện sân golf BRG Ruby Tree Golf Resort
- Golf thủ hạng 12 thế giới, Sergio Garcia: 'Trải nghiệm ở Việt Nam thật hoàn hảo'
Chưa thể hiện được vai trò đầu tàu
Được thành lập vào ngày 17/8/2007, dấu ấn của VGA qua 8 năm của 2 nhiệm kỳ với sự phát triển của golf tại Việt Nam là không phủ nhận. Tuy nhiên, nếu dồn hết "công lao" cho Hiệp hội thì cũng chẳng phải, bởi dễ thấy sự mờ nhạt ở vai trò đầu tàu.
Thực tế là số lượng các golfer, các Hội golf tăng rất nhanh và rộng khắp trên cả nước trong những năm vừa qua, đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây (từ khoảng 10.000 người chơi năm 2009 lên 16.000 người chơi năm 2015), nhưng sự bùng nổ ấy phụ thuộc nhiều vào các yếu tố sau: Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào việc phát triển các sân golf (hiện nay có khoảng gần 40 sân golf đang hoạt động trên khắp cả nước và khoảng 100 dự án golf đã được phê duyệt và sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới); Đời sống kinh tế của một bộ phận xã hội tăng đã khiến cho nhiều người có thể tiếp cận với môn thể thao này và mhận thức xã hội đối với môn thể thao này cũng cởi mở hơn khiến cho nhiều người tiếp cận với golf hơn trước.
Golf Việt Nam rất nhiều tiềm năng mà giải Hồ Tràm Open vừa diễn ra là minh chứng
Số lượng người chơi tăng nhanh, đồng nghĩa với việc vai trò của VGA phải lớn hơn để có thể bao quát và quản lý được sự phát triển đó. Nhưng xem ra "cái bóng" của Hiệp hội còn quá nhỏ bé.
Chưa quản lý được các giải đấu
Hiện VGA đang sở hữu 4 giải chính là giải VĐQG mở rộng (dành cho nam); Giải golf nữ quốc gia Nghiệp dư mở rộng; Giải VĐQG Trung - Cao niên và giải vô địch golf Thanh - Thiếu niên. Được tổ chức thường niên, nhưng thực sự là sức hút của các giải đấu này đối với các golfer không cao. Nhiều golfer có chuyên môn rất tốt nhưng không muốn đăng ký tham gia đánh giải quốc gia bởi đơn giản là thiếu động lực thi đấu, chứ chưa hẳn vì tiền.
Trong khi đó, có rất nhiều những giải lớn, từ giải mời đến quốc tế được các sân golf, các CLB golf hay các doanh nghiệp tổ chức lại có sức hút rất lớn đối với các golfer. Rồi có một thực tế không thể phủ nhận là hiện nay, các CLB hay doanh nghiệp đứng ra tổ chức giải thì cũng chẳng cần phải có sự đồng ý của VGA hay không. Chỉ riêng điều này thôi cũng chỉ ra hạn chế lớn trong vai trò của Hiệp hội.
Chưa thiết lập được hệ thống điểm chấp (handicap) thống nhất
Những người chơi golf nghiệp dư thường được tính Handicap theo CLB golf mà họ là thành viên, và cách tính này của mỗi sân lại khác nhau, vì vậy, 1 người hoàn toàn có thể có nhiều Handicap khác nhau khi chơi ở nhiều sân. Chính vì thế, khi thi đấu ở một giải chính thức, việc xác định Handicap của người chơi sẽ rất khó khăn và có thể dẫn đến việc thiếu công bằng trong giải đấu.
Việc VGA đưa ra một tiêu chuẩn chung trong việc tính Handicap cho tất cả các thành viên của mình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả người chơi lần người quản lý của các sân golf tại các giải đấu mà họ tổ chức. Tiếc là điều tưởng nằm trong tầm của tổ chức chuyên môn số 1 này lại vẫn chưa thể làm được sau 2 nhiệm kỳ.
Chưa thiết lập được những lớp đào tạo các HLV dạy golf theo tiêu chuẩn
Hiện nay ở Việt Nam chỉ có duy nhất Phạm Minh Đức là có bằng HLV golf của PGA Australia (Hiệp hội golf nhà nghề Australia). Tuy nhiên, để có được tấm bằng này cũng không hề dễ dàng và rất tốn kém.
Lẽ ra khi VGA ra đời, họ hoàn toàn có thể xây dựng những tiêu chuẩn bắt buộc cho các HLV dậy golf phù hợp với thực tế trong nước. Qua đó, mở những lớp đào tạo giáo viên dạy golf ngay trong nước, cấp chứng chỉ hành nghề chính thức để họ có thể danh chính ngôn thuận mở các lớp dậy chơi golf, phát triển phong trào.
Điều này, cho đến nay VGA vẫn chưa làm được mặc dù nhu cầu thực tế là rất lớn. Các thầy dạy golf hiện nay hầu hết là đến từ nước ngoài nên có rất nhiều hạn chế với những người học chơi golf trong nước. Trong khi đó, thầy dạy golf người Việt Nam thì hầu hết là tự phát, không có bằng cấp.
Chưa chú trọng vấn đề đào tạo trẻ
Đây chính là vấn đề rất quan trọng trong việc phát triển golf theo hướng chuyên nghiệp. Các golfer chuyên nghiệp thường bắt đầu và tập luyện tử khi còn rất trẻ, không nhiều người thành danh khi bắt đầu chơi chuyên nghiệp với độ tuổi ngoài 25. Như vậy, nếu muốn hướng đến golf chuyên nghiệp thì cần phải đầu tư rất nhiều vào đào tạo trẻ và các em phải được cọ sát rất nhiều trong độ tuổi từ 15 - 20.
Hiện nay các golfer trẻ của Việt Nam hầu hết đều được gia đình bỏ tiền ra cho đi học golf ở những quốc gia hàng đầu về đào tạo golf trẻ như Australiavà đặc biệt là Mỹ. Thiết nghĩ nếu như VGA phối hợp tốt hơn với những gia đình có các golfer trẻ có năng khiếu, triển vọng thì việc Việt Nam có nhiều golfer giỏi đủ trình độ đi thi đấu quốc tế như Trần Lê Duy Nhất hay Nguyễn Thái Dương không phải là ít.
Nâng cấp toàn diện sân golf BRG Ruby Tree Golf Resort Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Ngân Anh, một thành viên của Tập đoàn BRG, vừa chính thức hoàn thiện công tác nâng cấp toàn diện đồng thời công bố đổi tên sân golf Đồ Sơn Seaside Golf Resort thành BRG Ruby Tree Golf Resort nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của các golfer tại Việt Nam. Cũng nhân sự kiện này, dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng BRG Coastal City cũng đã được công bố với mục tiêu đưa quần thể gôn và du lịch nghỉ dưỡng này trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn tại khu vực phía Bắc. Phát biểu tại sự kiện này, Madame Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch tập đoàn BRG khẳng định: “Sau quá trình nâng cấp toàn diện, tôi tin sân ggolf BRG Ruby Tree Golf Resort sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn nữa đối với các golfer tại Việt Nam. Hơn thế nữa, dự án BRG Coastal City sẽ góp phần hoàn chỉnh tiện nghi, giúp cho quần thể này trở thành một địa điểm lý tưởng để sống, nghỉ dưỡng, chơi golf…” Sân gôn BRG Ruby Tree Golf Resort là sân gôn 18 hố tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại khu vực Đồ Sơn, Hải Phòng, đi vào hoạt động từ năm 2008 và luôn là một điểm đến quen thuộc của các gôn thủ tại Việt Nam với địa hình độc đáo và sự hòa quyện tuyệt vời với không khí biển. |
Nguyễn Hoàng
Thể thao & Văn hóa cuối tuần
Tags