US Open 2022: Djokovic đang bị đối xử bất công?

Thứ Ba, 26/07/2022 15:29 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Các fan quần vợt không tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể đến sân theo dõi US Open. Nhưng Novak Djokovic thì không có được may mắn như thế. Phải chăng, anh đang bị đối xử bất công?

Top 5 tay vợt giành nhiều tiền thưởng nhất ATP Tour: Nadal hay Djokovic là số một?

Top 5 tay vợt giành nhiều tiền thưởng nhất ATP Tour: Nadal hay Djokovic là số một?

Rafael Nadal và Novak Djokovic đang bám đuổi quyết liệt trong cuộc đua về số danh hiệu Grand Slam, và cả ở cuộc đua về số tiền thưởng trong sự nghiệp hoành tráng của mình.

Sau chiến thắng ở Wimbledon, Djokovic hy vọng sẽ chinh phục Grand Slam thứ 22 trên đất Mỹ, hòng cân bằng kỷ lục của Rafael Nadal. Nhưng tay vợt người Serbia 99% sẽ không được tham dự US Open, giải đấu mà anh từng ba lần vô địch (2011, 2015, 2018), vì chính phủ Mỹ sẽ không nới lỏng quy định người nước ngoài không tiêm vaccine Covid-19 sẽ không được nhập cảnh vào quốc gia này.

Djokovic hết cửa

“Tôi không tiêm vaccine, và cũng không có ý định tiêm”, Djokovic quả quyết như thế sau khi đánh bại Nick Kyrgios ở chung kết Wimbledon 2022. Anh đã từng bị cấm dự rất nhiều giải đấu ở mùa giải này, trong đó có Australian Open hồi tháng Giêng, nhưng vẫn có thể dự Wimbledon vì Vương quốc Anh không hạn chế người nhập cảnh không tiêm vaccine. Tuy nhiên, người Mỹ lại là một câu chuyện khác.

Chính sách của chính phủ Mỹ, theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh nước này là “Những người không phải công dân Mỹ, không phải người nhập cư, và tìm cách nhập cảnh vào Mỹ theo đường hàng không phải xuất trình bằng chứng đã được tiêm đầy đủ vaccine Covid-19 trước khi lên máy bay để bay sang Mỹ”. Với chính sách sắt đá này, Djokovic dường như hết cửa dự US Open dù thực tế, chính quyền địa phương không có quy định như thế.

Một số tay vợt cho rằng điều này là bất công với Djokovic và không tốt gì cho quần vợt. “Tôi cho rằng việc tay vợt mạnh nhất trong lịch sử bị bật khỏi Top 20 thế giới vào cuối năm là điều không tốt cho quần vợt, tài năng trẻ người Ý Flavio Cobolli chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn mới nhất, “Theo ý tôi, việc để anh ấy (Djokovic) tới Mỹ mới là quyết định đúng đắn”.

Sự vắng mặt của Djokovic không tốt cho quần vợt thì ai cũng có thể thấy. Không những vậy, nó chẳng có ý nghĩa gì nếu nhìn từ quan điểm sức khỏe cộng đồng. Djokovic từng dương tính với Covid-19 vào tháng Mười hai năm ngoái. Rất nhiều tổ chức thể thao - bao gồm cả NCAA - đã công nhận việc dương tính đã là một hình thức mang chủng ngừa. Nhiều tài liệu khoa học đã chứng minh rằng miễn dịch tự nhiên cung cấp nhiều khả năng bảo vệ như là tiêm phòng đơn thuần, nếu như không muốn nói là hơn.

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Cornell đã chứng minh rằng người bị dương tính Covid-19 rất ít khả năng bị suy giảm mức độ bảo vệ, thậm chí là 1 năm sau khi họ bị nhiễm. Mức độ bảo vệ ấy còn cao hơn những người tiêm hai mũi Pfizer và thuốc tăng cường. Điều quan trọng là nghiên cứu này cho thấy cả vaccine và miễn dịch tự nhiên đều cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể trước Covid-19, đặc biệt là chống lại những phản ứng nghiêm trọng.

Chú thích ảnh
Có bất công không khi Djokovic không được thi đấu ở US Open?

Không công bằng với Nole

Có một sự thực chua chát với Djokovic và các fan của anh. Mới đây, trang web chính thức của US Open đã khẳng định: “Ở thời điểm hiện tại, người có vé sẽ không phải xuất trình bằng chứng về tiêm phòng Covid-19 để có thể góp mặt ở giải đấu”. Nói cách khác, các fan quần vợt có thể dự US Open ngay cả khi họ chưa tiêm mũi nào, nhưng tay vợt vĩ đại bậc nhất trong lịch sử thì không được phép đặt chân đến đây.

Tiêm chủng đã là một trong những vấn đề mang tính đảng phái và bị chính trị hóa nhiều nhất trên khắp thế giới. Mọi người trên khắp thế giới (chứ không riêng người Mỹ) cũng bị chia rẽ về vaccine - không phải chúng có sẵn hay thậm chí liệu nó an toàn và hiệu quả hay không - mà là có nên ép buộc mọi người tiêm phòng hay không.

Tiêm chủng bắt buộc luôn là vấn đề nan giải vì nó vi phạm một quyền cơ bản của con người: Quyền tự chủ về cơ thể. Và trong khi nhiều nghiên cứu cho thấy sức mạnh và độ bền về miễn dịch tự nhiên thì việc bắt buộc tiêm vaccine không chỉ đáng ngờ về đạo đức, mà còn khá vô nghĩa. Điều này giải thích tại sao những nỗ lực tiêm chủng bắt buộc đã thất bại ở vô số nơi trên thế giới.

Nhiều tuần sau khi luật buộc công dân phải tiêm phòng (hoặc nộp phạt) có hiệu lực, chính phủ Áo đã đình chỉ lệnh. Vài ngày sau, Pháp tham gia vào xu hướng của châu Âu khi loại bỏ hộ chiếu vaccine. Các thành phố trên khắp nước Mỹ, từ Philadelphia tới Minneapolis và nhiều nơi khác, đã từ bỏ quy định về vaccine. Mới tuần trước, thống đốc bang Illinois JB Pritzker đã tuyên bố ông sẽ dỡ bỏ các yêu cầu về vaccine đối với sinh viên và nhân viên đại học.

Các quan chức ở D.C là một vấn đề khác. Họ chậm chạp hơn, miễn cưỡng hơn trong việc từ bỏ những giới hạn về Covid, và có ít động lực làm điều đó hơn các nơi khác. Nhưng may mắn là áp lực chính trị - điều duy nhất mà D.C quan tâm - bắt đầu gia tăng. Khi mà US Open chỉ còn hơn một tháng nữa là khởi tranh, ngày càng có nhiều người lên tiếng đòi cho phép Djokovic nhập cảnh vào Mỹ và thi đấu.

“Các chính trị gia đang cản đường quá nhiều. Hãy để cậu ta nhập cảnh vào Mỹ và thi đấu. Ý tôi là, sự cản trở ấy thật là nực cười”, huyền thoại John McEnroe bình luận, và ông có lý do của mình.

‘Không dự US Open không phải tận thế’

"Tôi có vị thế của mình và ủng hộ quyền tự do lựa chọn cá nhân. Tôi tôn trọng mọi người nên tôi hy vọng các bạn cũng tôn trọng quyết định của tôi (không tiêm vaccine). Nếu được phép, tôi sẽ chơi US Open. Nếu không, đó không phải ngày tận thế", Djokovic chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn tại sân quần vợt của anh tại Visoko, Bosnia vào cuối tuần qua.

Phương Chi (Tổng hợp)

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›