Người ta cho rằng Tết chỉ có đến mùng 3 là hết rồi, cúng kiếng cũng chỉ đến mùng 3 là không còn gì quan trọng đáng chú ý nữa. Nhưng nếu bạn thật sự nghĩ vậy thì bạn đã sai rồi! Mùng 4 quan trọng không kém, đặc biệt về đường tài lộc.
Ngày lành tháng tốt đầu năm, có người sắp xếp về nhà mẹ đẻ chúc tết, thăm nhà, có người đợi để đưa rước ông táo, tảo mộ, cúng ông bà, v.v. hàng loạt các hoạt động truyền thống đều được an bài thỏa đáng nhằm cầu mong có một năm an bình thịnh vượng. Nhưng hầu như ai cũng đều quên mất một phong tục rất trọng, ảnh hưởng đến tài lộc cả năm, đó chính là truyền thống rước thần tài vào mùng 4.
1. Tục lệ rước Thần Tài ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch
Thần Tài là một trong những vị thần được dân gian tín ngưỡng, người ta cho rằng ngày sinh nhật của ông là vào ngày mùng 5 Tết, cho nên từ mùng 4 Tết là mọi nhà đã bắt đầu chuẩn bị đón Thần Tài rồi. Vào ngày đó, chúng ta không nên đi chúc Tết hay xuất hành. Mọi người nên ở nhà chuẩn bị lễ vật, bánh trái, nhang đèn, v.v. để thắp hương cúng bái, thành kính, thành tâm rước Thần Tài. Vì Thần Tài là vị thần mang đến sự sung túc, thịnh vượng và của cải. Cho nên, nếu ngày này gia chủ xuất hành không ở nhà chờ đón Thần Tài thì đồng nghĩa đường tài lộc cả năm không ai phù hộ, đóng cửa chặt tiền vào.
Và khi đón Thần Tài, ở nhiều nơi từ xưa đến nay có lưu truyền một câu nói rằng, "đưa Thần sớm, rước Thần trễ". Bởi vì việc rước Thần không giống như quan niệm thông thường, rước càng sớm càng tốt, càng thành tâm. Thay vào đó, chúng ta nên rước càng muộn càng tốt, tốt nhất là khi gần 12 giờ đêm. Đặc biệt vào thời cổ đại, các thương nhân làm ăn buôn bán còn để đèn đuốc sáng trưng vào ban đêm, đốt pháo vào lúc 12 giờ khuya để chào đón Thần Tài đến.
2. Truyền thuyết về Thần Tài
Thần Tài còn được gọi là Ngũ Phương Thần Tài, tuy nhiên dân gian cũng có rất nhiều cách nói về Thần Tài, ví dư Thần Tài Văn, Thần Tài Võ. Nếu trong nhà có con đang độ tuổi ăn học, thi cử, thì họ sẽ thiên về thờ Thần Tài Văn hơn, hoặc là mở công ty lớn thì Thần Tài Văn cũng rất là thích hợp. Còn Thần Tài Võ là vị Thần được nhiều tiểu thương, chủ cửa hàng nhỏ rất thích cung phụng.
Ngoài ra, còn có nguyên mẫu của các nhân vật lịch sử, tương truyền thừa tướng Sái Kinh thời nhà Tống giàu có là bởi vì ông là Thần Tài tái sinh. Ông sinh vào ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch nên được nhân dân tôn làm Thần Tài để bái tế. Nhưng sau khi Sái Kinh thất thế, dân gian liền đổi Thần Tài khác. Khi đó, họ của nước Tống là Triệu, họ liền đặt cho "Thần Tài mới" một cái tên là Triệu Huyền Đàn để tiếp tục cúng bái. Nói tóm lại, bất luận là Thần Tài như thế nào, xuất xứ ra sao, mọi người đều sẽ coi trọng và không ngừng cúng bái.
3. Điều Kiêng kỵ vào ngày Tết
Thứ nhất, tục truyền rằng vào ngày này cấm kỵ đi xem đám tang, nếu vô tình gặp phải thì nên tránh xa.
Thứ hai, mùng 4 Tết không được ra ngoài chúc Tết, vì ông Táo sẽ xuống trần gian điểm danh, Thần Tài đến, nên tốt nhất là ở nhà chuẩn bị đồ cúng để tạo vận cát lành cho gia đình trong cả năm.
Thứ ba, vào ngày Tết không được chửi bậy hay chửi bới người khác, hành động này không những ảnh hưởng đến hòa khí mà còn gây họa không đáng về sau, cả năm dễ sinh chuyện không vui với người khác. Vì vậy, chúng ta nên chú ý giữ bình tĩnh trong những ngày này.
Thứ tư, không cho lửa, nước. Theo quan niệm của người xưa, lửa tượng trưng cho màu đỏ, màu của sự may mắn, nước được ví như tài lộc. Chính vì vậy, các gia đình rất kiêng kỵ cho người khác xin lửa, nước đầu năm mới.
Thứ năm, không vay mượn, trả nợ. Người Việt rất kiêng kỵ việc vay mượn, trả nợ trong ngày đầu tháng, đầu năm mới để tránh cho cả năm sẽ rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần trong công việc, làm ăn, kinh doanh. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm của cha ông ta. Trong ngày đầu xuân, con người mở cửa để đón tài lộc vào nhà. Nếu cho vay mượn tiền hoặc trả nợ giống như "dâng" tài lộc cho người khác.
Cuối cùng là kiêng làm vỡ đồ. Vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt trong gia đình. Vì vậy, cần tránh làm vỡ bát, đĩa, ấm chén, gương trong ngày Tết vì nó báo hiệu sự chia lìa, đổ vỡ.
*Thông tin chỉ có tính chất tham khảo
Tags