Thư gửi robot Citizen: Chiếc mũ trên đầu nhân viên y tế

Thứ Sáu, 22/11/2019 07:05 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Sophia thân mến!

Xem chuyên đề "Thư gửi robot Citizen tại đây"

Điều tra, xử lý vụ việc nam bệnh nhân hành hung nhân viên y tế

Điều tra, xử lý vụ việc nam bệnh nhân hành hung nhân viên y tế

Tối 26/8, ông Dương Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới, cho biết: Bệnh viện đang phối hợp với cơ quan Công an để điều tra, xử lý vụ một nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng trong người nồng nặc mùi rượu bia và hành hung nhân viên y tế, đập phá các tài sản của bệnh viện.

Lại thêm một chuyện buồn nữa xảy ra tại bệnh viện nước tôi: chuyện hành hung nhân viên y tế.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 21h ngày 16/11, một bé trai 9 tuổi, ngụ ở TP.HCM được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám do bị bệnh suyễn. Sau khi phun khí, sức khỏe bệnh nhi đã khá hơn và được nằm ở phòng lưu bệnh để theo dõi. Trong lúc bệnh nhi đang nằm nghỉ thì có một bệnh nhi khác được đưa vào phòng cấp cứu với chẩn đoán tình trạng nặng hơn. Lúc này, do phòng không còn giường nên nữ điều dưỡng là chị H. có nói gia đình ông C. đưa con ra khu vực ghế ngồi chờ và nhường giường để theo dõi cho bé nặng hơn.

Vợ chồng ông C. tỏ ra không đồng ý với yêu cầu của chị H. Ông C. đã đánh vào mặt nữ điều dưỡng.

Xem lại video màn hành hung này do camera của bệnh viện ghi lại, tôi không thể quên được khoảnh khắc chiếc mũ trắng trên đầu của nữ điều dưỡng bị đánh văng xuống đất. Một hình ảnh quá đỗi đau lòng, không thể nói nên lời.

Chú thích ảnh
 Một nữ điều dưỡng bị người nhà bệnh nhân đánh đến chấn thương xương hàm. Ảnh: cắt từ clip camera bệnh viện

Sophia thân mến!

Tại Việt Nam nhiều năm trở lại đây, những câu chuyện về ứng xử trong các bệnh viện, các cơ sở y tế đang có rất nhiều vấn đề. Tâm lý chung của người nhà bệnh nhân khi thân nhân mình chưa được cấp cứu hay khám chữa bệnh thường là rất lo lắng, sốt ruột. Trong khi đó, phía bệnh viện hay các cơ sở khám chữa bệnh cũng có những nguyên tắc nhất định buộc mọi người phải tuân thủ thì việc chạy chữa mới có thể tiến hành trơn tru. Khi mà một trong hai phía không giữ được bình tĩnh, thiếu tinh thần hợp tác thì sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn, thậm chí bạo lực.

Ai cũng biết rằng, nghề y là làm công việc cứu người. Thế nhưng, đôi khi họ không thể tự bảo vệ thân thể, sức khỏe của chính bản thân.

Trong thời gian chăm sóc người nhà tại bệnh viện, tôi cũng không ít lần chứng kiến cảnh người nhà bệnh nhân đập bàn đập ghế, quát nạt nhân viên điều dưỡng hoặc có lời nói vô văn hóa với các bác sĩ. Tình trạng bạo hành nhân viên y tế trong khi làm việc cũng có xu hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Gõ cụm từ “hành hung bác sĩ” trên Google, có ngay 54.400.000 kết quả cho 0,54 giây, đó là minh chứng cho thấy những hành xử côn đồ, uy hiếp bác sĩ, điều dưỡng và truy sát người bệnh trong bệnh viện đã đến lúc cần phải báo động.

Sophia thân mến!

Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của một đời người. Ai rồi cũng sẽ phải trải qua. Hiểu được điều này để thấy rằng, cuộc sống là đáng quý, khi có bệnh ai cũng muốn được chữa trị qua khỏi. Và người làm được công việc này tốt nhất đó chính là các bác sĩ, những nhân viên y tế tại các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh.

Để bảo vệ và giúp cho họ yên tâm công việc, có lẽ cần phải có sự tham gia của các cơ quan có chức năng, cần thêm các hệ thống báo động khẩn cấp. Cùng với đó là những chia sẻ, tuyên truyền cho bệnh nhân và người thân hiểu rõ hơn quy trình và thủ tục khám chữa bệnh. Nắm bắt được tâm lý của bác sĩ và nhân viên điều dưỡng để chia sẻ những khó khăn vất vả của họ, hỗ trợ cho họ làm tốt công việc chuyên môn.

Những bệnh nhân và người nhà vẫn mong “Bác sĩ như mẹ hiền” trong ứng xử thăm và khám chữa bệnh, đúng là như vậy. Thế mà vẫn còn đó những hành vi côn đồ, bạo hành những người “mẹ hiền” này. Không thể để những chiếc mũ trên đầu các y bác sĩ, điều dưỡng bị đánh văng xuống đất, bị xúc phạm nghiêm trọng như thế một lần nữa.

Xin chào Sophia, hẹn gặp lại thư sau.

Xuân An

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›