Thư gửi robot Citizen: Dám thất bại

Thứ Sáu, 17/07/2020 07:07 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Sophia thân mến!

Dịch COVID-19 vào đề thi Ngữ văn lớp 10 năm học 2020-2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dịch COVID-19 vào đề thi Ngữ văn lớp 10 năm học 2020-2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 16/7, hơn 82.000 học sinh Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành bài thi môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2020-2021 với thời gian 120 phút. Nhiều học sinh bày tỏ đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm nay mang tính thời sự, gợi mở và tương đối "dễ thở".

Khi lá thư này đến tay cô, tại Việt Nam chúng tôi, các em học sinh lớp 9 đang trải qua kỳ thi chuyển cấp (THCS lên THPT), một kỳ thi căng thẳng và nhiều áp lực.

Cũng dễ hiểu thôi, bởi số lượng học sinh thi tuyển vào lớp 10 THPT tại Hà Nội năm nay là khoảng 90.730 em. Nhưng các trường công lập chỉ tuyển 66.492 học sinh. Còn tại TP.HCM, hiện trên địa bàn có 96.697 học sinh dự kiến sẽ tốt nghiệp THCS vào cuối năm học 2019-2020. Trong khi đó, các trường THPT công lập trên địa bàn chỉ tuyển 66.520 học sinh vào lớp 10 công lập. Như vậy, số lượng thí sinh thi rớt công lập sẽ không hề nhỏ.

Những em thi trượt sẽ phải chuyển sang học các loại hình đào tạo khác ngoài công lập như là học nghề, học tiếp bậc THPT ở các trường quốc tế, trường tư thục, hoặc là học hệ giáo dục thường xuyên... Với nhiều gia đình, nhiều em học sinh, việc thi trượt vào các trường lớp 10 công lập có thể coi như là thất bại trong thi cử.

Sophia thân mến!

Làm thế nào để thành công trong cuộc sống, đạt được những điều mình mong muốn. Có cách nào để tránh không thất bại? Đấy là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ khi bước vào đời hay đặt ra, tự mình đi tìm câu trả lời hoặc là tìm đọc những tấm gương thành công trong cuộc sống để noi theo.

Cách đây hơn chục năm, tôi có đọc một cuốn sách có tên là “Dám thất bại”. Theo tác giả cuốn sách chia sẻ thì: “Sở dĩ sự thất bại không được nhắc đến nhiều là vì cả xã hội chúng ta đã được “lên chương trình” để tránh xa sự thất bại. Vì thế chúng ta xem thường những kẻ bị thất bại và nhìn những kẻ “bỏ cuộc” bằng con mắt khác hẳn. Thất bại bị xem là điều cấm kỵ… Chúng ta đánh giá cao “sự thành công” và đánh giá thấp, thậm chí không thèm nhìn nhận sự thất bại”.

Chú thích ảnh
Thí sinh nghe phổ biến quy chế thi. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Đúng là thực tế trong cuộc sống, khi bàn về thất bại tôi thấy mọi người thường hay né tránh. Rất ít người đề cập đến chuyện thất bại. Ngay trong lĩnh vực sách báo cũng vậy, số lượng các tác phẩm viết về bài học thành công thì rất nhiều, ít có những cuốn bàn về thất bại. Bên âm nhạc, năm 1980 của thế kỷ trước, tôi nhớ ban nhạc ABBA của Thụy Điển có ca khúc nổi tiếng Tất cả dành cho người chiến thắng (The winner takes it all). Riêng trong lĩnh vực thể thaocó nhiều môn thi đấu như là quần vợt, cờ vua, bóng đá… cho dù có về nhì cũng xem như là thất bại.

Đối với các kỳ thi, có người đỗ đạt thì phải có người thi trượt. Vậy chúng ta nên nhìn nhận thế nào về những em học sinh thi trượt vào lớp 10 công lập trong kỳ thi năm nay? Có cách nào để các em đối diện với nó?

Cũng cần phải nói rõ cho Sophia hiểu rằng, tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường dân lập, trường tư thục nổi tiếng và có tên tuổi ở Hà Nội cũng như TP.HCM nhưng không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện cho các em theo học cho dù các em có lực học khá. Vì thế, nếu như học sinh thi được vào trường công lập, đầu tiên là học phí sẽ đỡ hơn so với các loại hình giáo dục đào tạo khác. Gia đình các em phần nào giảm bớt gánh nặng về kinh tế. Tôi cho rằng đấy là vấn đề chính cho nên khi mà các em không đạt được kết quả mong muốn, phụ huynh cũng sẽ rất lo.

Với các em là những người trong cuộc, thi trượt tất nhiên là buồn rồi. Nhưngcũng nên nhìn nhận “thất bại” này như là một bài học cho bản thân mình. Hãy đón nhận nó như là một thách thức trong đời. Có thể đặt ra cho bản thân những câu hỏi xem là mình đã cố gắng hết sức chưa? Tâm lý khi làm bài thi ra sao? Có thật sự tin tưởng vào những kiến thức đã được học? Hãy mở rộng tấm lòng nghe những lời góp ý, phê bình và thừa nhận rằng mình chưa phải là xuất sắc, ít ra là trong kỳ thi này.

Hiểu được vấn đề này, các em sẽ tự tin bước tiếp những năm học tiếp theo, biết cách đứng dậy sau kỳ thi khi không đạt được kết quả như ý muốn. Thời điểm này cũng rất cần sự chia sẻ, động viên từ phía gia đình để các em không bị hụt hẫng. Gia đình hãy cùng các em tìm kiếm các hội khác ở các trường ngoài công lập, định hướng lại tương lai của các em, hoặc sẵn sàng chấp nhận tăng chi tiêu để các em được học trong các trường dân lập tốt... Khi các em đạt thành tích cao trong học tập, gia đình coi đó là niềm tự hào chung thì khi các em thất bại chính là lúc gia đình thể hiện vai trò là "điểm tựa vững chắc" cho các em.

Xin chào Sophia, hẹn gặp lại thư sau.

Quốc Khánh

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›