- 2 vợ chồng có 8 nguồn thu nhập từ nghề tay trái, kiếm hơn 70 tỷ/năm: ‘Đừng mắc 4 SAI LẦM tai hại này, tiền sẽ tự tìm đến!’
- Nghiên cứu cấp cao: Phụ nữ đang có thu nhập cao hơn hoặc ngang bằng chồng, họ dần làm trụ cột gia đình!
- Bà mẹ bỉm sữa bị coi thường vì ăn bám chồng và cái kết: Làm việc 2 tiếng/ngày, thu nhập gần 3 tỷ/tháng, dư 22 tiếng chăm con và hưởng thụ cuộc sống
Khi áp lực công việc tăng cao, người trẻ không tiếc tiêu hết sạch tiền lương để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Khi tăng lương, lên chức, nhiều người kỳ vọng bản thân sẽ dành dụm được khoản tiền tiết kiệm nhiều hơn. Thế nhưng, họ nhanh chóng nhận ra thực tế là mức thu nhập cao đánh đổi với khối lượng công việc và áp lực đi làm cũng gia tăng gấp bội.
Cũng vì thế, với mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống, người trẻ không ngần ngại mạnh tay nâng cao chi phí sinh hoạt thay vì nghĩ cách chắt bóp tiền tiết kiệm. Với những người trẻ này, khoản tiền “chữa lành" bản thân sau giờ phút làm việc vất vả là hoàn toàn xứng đáng.
Lương tăng gấp đôi nhưng không tiết kiệm được đồng nào
Việt Hà, sinh năm 2000, hiện là nhân viên văn phòng cho một công ty chứng khoán. So với thời điểm mới ra trường cách đây một năm, Việt Hà đã tăng gấp đôi thu nhập là từ 8 triệu đồng lên 14 - 16 triệu đồng/tháng. Với mức lương như vậy, cô nàng từng có dự định tích góp 3-5 triệu đồng mỗi tháng để phòng trường hợp rủi ro sức khỏe hoặc gửi về cho bố mẹ.
Thế nhưng, mọi kế hoạch của cô đều đổ bể. “Tiền lương tăng gấp đôi nhưng mỗi tháng mình không để ra được khoản nào. Nếu có dư thì con số không đáng kể", Việt Hà chia sẻ.
Từ khi chuyển từ vị trí thực tập sinh lên nhân viên chính thức, thu nhập của Việt Hà tăng tỷ lệ thuận với khối lượng công việc và áp lực. Do đó, cô không tiếc chi tiêu thoáng hơn cho mức sống của bản thân và dành một khoản “chữa lành” sau giờ phút làm việc căng thẳng. Đó cũng là lý do mà dù tiền lương tăng đến 6-8 triệu đồng/tháng, cô nàng vẫn không tiết kiệm được khoản nào đáng kể.
“Thứ nhất là trong chuyện ăn uống và mua sắm dành cho bản thân. Khi còn làm thực tập sinh mình thường nấu ăn tại nhà, tiền mua thực phẩm rẻ vì mình mang đồ sẵn từ quê lên. Nhưng từ khi lên chức, mình ăn sáng và ăn trưa ngay tại công ty do không có nhiều thời gian nấu nướng. Mình dành 60k - 80k cho tiền ăn mỗi ngày, đó là chưa kể làm văn phòng, đồng nghiệp thường rủ nhau đặt đồ ăn vặt như trà sữa, cafe và trái cây. Chỉ tính riêng tiền ăn tại công ty đã tốn của mình ít nhất 3 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, khoản chi phí dành cho mỹ phẩm và mua quần áo cũng tăng gấp rưỡi vì đi làm chính thức nên mình không được phép xuề xoà. Mình dành thêm 1 triệu đồng cho tiền liên hoan hay đi ma chay, cưới hỏi của đồng nghiệp vì mối quan hệ công việc được mở rộng.
Áp lực công việc tăng lên nên mình không tiếc dành tiền cho việc đi du lịch như trước nữa. Cuối tuần, mình thường không từ chối lời rủ của bạn đi cafe hoặc cắm trại. Chi phí đắt đỏ nhất là vào dịp nghỉ lễ gần đây, mình đã tiêu hết 12 triệu đồng để bay từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh. Như vậy tiền đi chơi của mình sau một tháng đã lên đến 14 triệu đồng, bằng tiền lương cả một tháng”, Việt Hà nói.
Dù không để dành được khoản tiết kiệm nào cho tương lai, Việt Hà cũng nhận định cô không hối hận khi chi tiền đầu tư cho bản thân.
“Nếu muốn tiết kiệm, mình phải chấp nhận giảm chất lượng cuộc sống xuống. Song, mình nghĩ đây là khoản xứng đáng để bù đắp cho bản thân sau thời gian làm việc vất vả. Hơn nữa, là nhân viên mới, mình khó từ chối lời mời rủ rê của đồng nghiệp cho các chuyến đi hoặc khoản ăn uống ngoài giờ làm".
Việt Hà tự nhận bản thân là người sống khá thoáng và chưa từng lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm cho bản thân. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cô sẽ cố gắng cắt giảm các khoản chi không cần thiết để kiểm soát tài chính tốt hơn.
“Khi đã làm quen công việc, mình sẽ dành thời gian nấu ăn tại nhà để vừa tiết kiệm chi phí còn tốt cho sức khỏe. Mình dự tính sẽ ghi chép lại cẩn thận các khoản thu chi, đồng thời cắt giảm việc đi du lịch để dành tiền cho các dự định xa hơn", Việt Hà nói.
Tốn cả tháng lương để đi chữa bệnh
Cùng rơi vào tình cảnh thường xuyên “bội chi" như Việt Hà là cô nàng Minh Vân (24 tuổi, nhân viên văn phòng). Với tâm lý “càng kiếm nhiều lại càng chi nhiều”, Vân luôn tiêu hết sạch tiền trong tài khoản trước khi đến kỳ lĩnh lương mới.
Dù với mức lương cũ là 6 triệu đồng hay lương mới lên đến 15-18 triệu đồng/tháng, cô nàng cũng không để dành được khoản tiết kiệm nào cho các dự định tương lai.
“Sau khi chuyển công ty mới, tiền lương của mình tăng lên 9-13 triệu đồng/tháng. 1/3 số tiền này được mình chi cho việc ăn với công ty và di chuyển bằng xe công nghệ. Số tiền còn lại là chi cho các chuyến du lịch ngắn ngày và đầu tư khoá học cải thiện bản thân. Đôi khi nhìn lại app quản lý thu chi mỗi tháng, mình giật mình vì không biết tiền lương chuyển hết đi đâu", Minh Vân nói.
Tăng tiền lương gấp 2-3 lần chỉ trong hơn nửa năm, Minh Vân đã phải đánh đổi rất nhiều để có được vị trí công việc hiện tại. Chuỗi ngày làm việc không ngừng nghỉ, đi kèm với sức khoẻ yếu từ trước đã khiến Vân từng phải nhập viện điều trị vì bệnh dạ dày. Cũng vì thế, bên cạnh các khoản chi phí sinh hoạt, hiện tại Vân vẫn dành thêm 1-2 triệu đồng để mua thực phẩm bồi bổ và thuốc uống.
Vân tâm sự: “Để sức khoẻ được cải thiện, mình được bác sĩ yêu cầu phải uống thuốc điều độ, tuân thủ một số nguyên tắc trong ăn uống như hạn chế ăn ngoài, thỉnh thoảng nấu món ăn nhiều dinh dưỡng… Thời điểm mình chi nhiều tiền nhất cho căn bệnh này là những đợt nhập viện, tổng tiền mua thuốc và chi phí khám chữa đã tiêu hết sạch hơn một tháng lương của", Vân bày tỏ.
Sau cùng, Vân cho rằng rằng những người bạn tầm tuổi cô nếu chỉ kiếm được lương 10 - 20 triệu đồng/tháng, hiếm có ai để dành được nhiều tiền tiết kiệm vì chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở thành phố lớn.
“Giờ mình vẫn chưa lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu vì tự thấy tiền lương bản thân không quá cao. Thay vì sống tính toán từng đồng một, mình thấy tốt hơn là nên dành tiền đăng ký khóa học kinh doanh và chữa bệnh của bản thân để 'tiền đẻ ra tiền'. Trước năm 25 tuổi, mình nghĩ bất kỳ khoản đầu tư nào cho cá nhân đều xứng đáng", Vân nhận định.
Tags