Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Mỗi chuyến bay quốc tế đều phải có phương án phòng chống dịch cụ thể

Thứ Sáu, 18/09/2020 20:11 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Chiều 18/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành, địa phương về công tác phòng, chống COVID-19.

Thực hiện các quy định phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái 'bình thường mới'

Thực hiện các quy định phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái 'bình thường mới'

Ngày 8/9, ngành Y tế tỉnh Quảng Nam công bố đã có thêm 4 bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, đưa số bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi bệnh trên địa bàn tỉnh lên 71 người.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cả nước đang tích cực, quyết tâm để thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống COVID-19, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh với tinh thần không chủ quan. Không khí lao động, sản xuất kinh doanh, cuộc sống sinh hoạt của người dân đang dần trở lại bình thường.

Tuy nhiên, trên thế giới, số ca nhiễm và chết vì COVID-19 tăng nhanh, cho thấy nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn thường trực. Thủ tướng lưu ý đã có dấu hiệu chủ quan trong phòng, chống dịch xuất hiện ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị. Do đó, các ngành, địa phương phải khắc phục tình trạng này, tăng cường kiểm soát người nhập cảnh vào Việt Nam, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm vào Việt Nam khi mở lại các chuyến bay thương mại.

Cùng với đó, các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới; thực hiện tốt thông điệp 5K và các chế tài xử phạt vi phạm phòng, chống dịch, đặc biệt là biện pháp đeo khẩu trang nơi đông người, nơi công cộng; không tập trung đông người khi không cần thiết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Về chủ trương mở cửa trở lại một số đường bay thương mại quốc tế, Thủ tướng yêu cầu mỗi chuyến bay đều phải có phương án phòng, chống dịch cụ thể, gồm cả việc giải phóng nhanh tại sân bay, tính toán địa điểm cách ly những ngày đầu và những ngày tiếp theo.  

Thủ tướng chỉ đạo, đối với trường hợp nhập cảnh ngắn ngày, cần hạn chế tham gia các dịch vụ karoke, vũ trường, quán bar, lễ hội, vì đây là những nơi dễ lây nhiễm. Các bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, UBND các tỉnh tiếp tục chuẩn bị và quản lý tốt các khu tập trung tại các cơ sở quân đội, cơ sở lưu trú tại địa phương, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn phòng, chống dịch, không để xảy ra lây chéo và lây nhiễm ra cộng đồng.  

Song song với tạo thuận lợi cho các đối tượng được phép nhập cảnh, Thủ tướng lưu ý không được để xảy ra mất an toàn về dịch bệnh. Ngay sau cuộc họp này, ngành y tế phải hoàn thiện và có hướng dẫn cụ thể về xét nghiệm, cách ly, đề xuất xét nghiệm nhanh đối với người nhập cảnh; hoàn thiện và ban hành các quy trình hướng dẫn, giám sát phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dễ thực hiện.

Trước việc nhiều doanh nghiệp hiện còn lúng túng khi đón chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, Thủ tướng cũng yêu cầu quy trình đón các chuyên gia, nhà đầu tư cần cụ thể, công khai. Các thủ tục phải đảm bảo ngắn gọn, nhanh chóng. Các địa phương với sự tham mưu của ngành y tế phải tháo gỡ vấn đề này.

Cùng với mở các đường bay thương mại quốc tế có kiểm soát, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đề xuất tăng tần suất các chuyến bay để đón chuyên gia, nhà đầu tư, công dân về nước. Trước mắt, Thủ tướng đồng ý mở cửa thêm đường bay thương mại quốc tế với Thái Lan và yêu cầu có tính toán cụ thể. Các lịch bay thương mại quốc tế phải báo cáo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xem xét, quyết định. 

Bộ Ngoại giao chỉ đạo các đại sứ quán tổng hợp danh sách lao động phổ thông, lao động thời vụ đang còn mắc kẹt ở các nước, đề xuất phương án phù hợp để đón công dân về nước.

Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế thiết lập tổng đài tự động đa ngôn ngữ để người nước ngoài có thể tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, tránh tình trạng chậm trễ, có thể gây rủi ro lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

Ngay sau cuộc họp này, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng phải phối hợp, hướng dẫn phí cách ly tập trung theo hướng có lợi nhất cho người cách ly. Bộ Y tế, Bộ Tài chính sớm tính chi phí xét nghiệm đầy đủ ở mức tối thiểu. 

Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường giám sát các bệnh truyền nhiễm khác để tránh bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19 có thể gây bùng phát dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết, bạch hầu.

TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›