- Từ Hi liên tục mời nam nhân gảy đàn đến phòng sau khi vua qua đời, sự cố bất ngờ xảy ra, người này thề không quay lại cung: Chuyện gì đã xảy ra?
- Ai ác bằng Chu Nguyên Chương, phát minh ra hình phạt chỉ với một tờ giấy nhưng độ tàn bạo không kém gì lăng trì
- Phi tần bị chê xấu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: Được hoàng đế tôn sùng nhờ khả năng đặc biệt này
Thuận Trị là hoàng đế đầu tiên của Mãn Thanh nên ngài luôn băn khoăn về sự tồn vong của triều đại. Để trả lời câu hỏi này, bậc cao tăng đã đáp lại bằng 14 chữ, nào ngờ mọi thứ đều ứng nghiệm.
Vào thời xưa, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển và tư duy của con người vẫn còn lạc hậu nên thường rất tin tưởng vào những lời dự đoán tương lai. Đặc biệt là các vị hoàng đế, bởi họ cho rằng, nếu biết trước được những thứ này thì đời con cháu của họ mới nắm được quyền kiểm soát quyền lực. Tại sao Thuận Trị lại quan tâm tới số phận của nhà Thanh như vậy? Hãy cùng tìm hiểu lý do.
Những nỗ lực của hoàng đế Thuận Trị
Thuận Trị lên ngôi khi mới có 6 tuổi, khi mới đăng cơ, ông được phò trợ bởi hai người đồng nhiếp chính là Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn và Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng.
Theo ghi chép, từ năm 1643 - 1650, quyền lực chính trị tập trung chủ yếu trong tay Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn. Mãi đến khi Đa Nhĩ Cổn qua đời vào năm 1950, Thuận Trị hoàng đế năm ấy 13 tuổi mới bắt đầu tự mình chấp chính, toàn lực chỉnh đốn lại lực lượng cai trị.
Sở dĩ Thuận Trị rất quan tâm tới sự tồn vong của nhà Thanh là bởi ông là hoàng đế đầu tiên cai trị Trung Quốc sau khi Đại Thanh nhập quan. Ở thời điểm này, Đại Thanh dù chiếm đóng phần lớn lãnh thổ của nhà Minh cũ nhưng Thuận Trị phải đối mặt với sự chống trả quyết liệt của lực lượng phản Thanh phục Minh.
Chưa hết, Thuận Trị còn phải sửa chữa mớ hỗn độn của tiền triều để lại. Sau khi nhà Minh sụp đổ, các quan chức tham nhũng kết bè kết đảng liên thủ với nhau để thâu tóm quyền lực. Thuận Trị buộc phải mạnh tay trong việc thanh trừng các quan chức tham ô. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả công việc của các quan chức, hoàng đế đã sử dụng lại các quan chức người Hán.
Ngoài ra, Thuận Trị còn khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, ban hành "Thuế khóa lao dịch toàn thư" để cứu vãn nền nông nghiệp đang trên bờ vực suy sụp vì chiến tranh của đất nước… Những biện pháp này quả thực đã giúp nhà Thanh từng bước ổn định lòng dân. Qua đây, có thể thấy rằng, hoàng đế Thuận Trị một lòng vì nước vì dân.
Lời tiên đoán của vị cao tăng
Có lẽ vì vậy, hoàng đế Thuận Trị mới luôn canh cánh trong lòng về sự tồn tại của nhà Thanh. Do đó, khi biết tới danh tiếng của vị cao tăng lỗi lạc – Ngọc Lâm Tú, hoàng đế đã tìm mọi cách để được gặp mặt ông.
Ngay khi vừa gặp vị cao tăng, Thuận Trị đã hỏi ông: "Đại sư, ta muốn hỏi Đại Thanh sẽ tồn tại trong bao lâu?" Vị cao tăng vốn nổi tiếng là người nhìn thấy nhân gian, đã từng tiên đoán đúng cho nhiều trường hợp. Cao tăng Ngọc Lâm Tú đáp: "Thập đế tại vị, cửu đế tù, hoàn hữu nhất đế tại U Châu" (tức là "hoàng đế thứ 10 tại vị, cửu đế bị cầm tù, còn có một hoàng đế khác ở U Châu"). Sau đó, cao tăng kiên quyết không nói thêm gì dù hoàng đế gặng hỏi.
Là vua của một nước, Thuận Trị vô cùng chú ý tới 14 chữ mà cao tăng Ngọc Lâm Tú đã để lại. Vì ngài không hiểu ý nghĩa của chúng nên đành truyền lại cho đời sau như một lời cảnh cáo. Câu nói này đã suýt bị lãng quên trong thời "Khang Càn thịnh thế" (thời hoàng kim Khang Hi - Càn Long). Mãi cho đến khi vị hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi xuất hiện, lời tiên đoán về vận mệnh của Đại Thanh mới ứng nghiệm. Đáng tiếc là lúc này mọi chuyện đã quá muộn, Phổ Nghi không thể thay đổi được gì.
Tiên tri trở thành sự thật
Vì sao nói lời tiên đoán của Ngọc Lâm Tú ứng nghiệm khi Phổ Nghi lên ngôi. Đó là bởi nếu tính từ Thuận Trị là hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh khi nhập quan thì Phổ Nghi vừa hay là hoàng đế thứ 10. Điều này cũng ứng với vế đầu của 14 chữ mà cao tăng đã tiên đoán – "hoàng đế thứ 10 tại vị". Còn vế thứ 2 là "Cửu đế bị cầm tù" lại ứng với hoàng đế Quang Tự - người kế vị trước Phổ Nghi cũng được coi là hoàng đế thứ 9. Ông đã bị Từ Hi thái hậu giam lỏng trong cung điện cho đến khi qua đời.
Ở vế cuối cùng tiếp tục là một tiên đoán liên quan tới Phổ Nghi. Tiên đoán này ứng với giai đoạn Phổ Nghi thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Phổ Nghi được giữ lại tước vị hoàng đế nhưng thực tế chỉ là hư danh và được đối xử như một hoàng đế ngoại quốc. Tuy nhiên, vào năm 1924, cựu hoàng bị tướng Dân quốc Phùng Ngọc Tường trục xuất khỏi Tử Cấm Thành và buộc phải sống lưu vong. Từ sau năm 1925, ông chuyển đến sống tại vùng Thiên Tân đang bị quân Nhật chiếm đóng. Ở thời cổ đại, Thiên Tân thuộc vùng Đông Bắc của Trung Quốc và khu vực đó vốn được gọi là U Châu. Điều này đúng với việc vào năm 1932, Phổ Nghi được người Nhật dựng lên làm hoàng đế Đại Mãn Châu quốc, cũng giống như câu "còn có một hoàng đế khác ở U Châu".
*Bài viết được tổng hợp từ QQ, Sohu.
Tags