- Chuyên gia Loan Văn Sơn: Nếu nhân sự bảo làm 1-2 năm là nhảy việc, bạn đó không bao giờ phát triển toàn diện được
- Sự thật không ‘màu hồng’ của tự do tài chính chưa ai nói với bạn: Tiết kiệm khổ sở, hôn nhân suýt đổ vỡ, tôi nhận ra 1 điều quan trọng hơn trào lưu này
- Cổ nhân dạy 3 cách để xoay chuyển vận mệnh khi cuộc đời đang xuống dốc, làm được thì ngày thành công giàu sang không còn xa
- Ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa khu đất 20.000m2 không chịu 'phân lô' dù được mua với giá hàng chục triệu USD: Được bao quanh bởi khu đô thị, giá tăng gần 10 lần sau 10 năm
- Đường tình trắc trở của con gái tỷ phú máu mặt bậc nhất Singapore: Cưới lần 1 gặp phải kẻ cờ bạc, kết hôn lần nữa được 2 tháng thì 'đường ai nấy đi'
Trong kinh doanh, lợi nhuận là điều quan trọng nhất nhưng nếu không biết giới hạn thì sẽ có một ngày nó trở thành con dao hai lưỡi.
Kiếm tiền cũng phải chừa lại cho người khác
Vào những năm 1980, người đàn ông họ Cao mở một công ty cơ khí ở Thiên Tân, (Trung Quốc), với tinh thần "giao một hộp đinh vít đến tận nhà". Nhờ chiến lược này, công ty ngày càng lớn mạnh.
Khách hàng của công ty về cơ bản là những người bán buôn, họ dần trở nên phụ thuộc vào họ. Lý do là vì khi nhân viên giao hàng đến tận nhà sẽ giúp những người này xếp hàng lên kệ, thậm chí họ còn có thể trực tiếp giao hàng cho người dùng. Điều này có nghĩa là, những người bán buôn không cần phải làm gì cả, chỉ cần ngồi không cũng kiếm được tiền chênh lệch.
Các nhân viên của công ty rất không hài lòng về điều này nhưng ông chủ Cao cho biết: "Khách hàng càng lười thì chúng ta càng phải chăm chỉ".
Một lần, anh nhân viên nọ được người bán buôn giao nhiệm vụ giao hàng trực tiếp cho khách. Anh ta nghĩ nghĩ, rút danh thiếp ra và nói với khách hàng sau này bạn có thể mua trực tiếp của mình, giá nhất định sẽ hợp lý hơn.
Anh chàng nhân viên đó vui vẻ báo cáo sự việc này với lãnh đạo, nhưng điều họ không ngờ tới là bản thân chẳng được khen ngợi mà còn bị trách mắng. Ông chủ nhấn mạnh sau này sẽ không ai làm chuyện như vậy nữa!
Mọi người đều không hiểu, doanh nhân họ Cao nói: "Nếu anh kiếm được tất cả tiền trên thế giới và những người khác không còn một xu, sau này anh có thể kiếm ở đâu nữa?"
Đây là triết lý kinh doanh không ăn cá nguyên con. Năm 2012, Tập đoàn của ông có doanh thu hàng năm hơn 500 triệu nhân dân tệ và hơn 1.000 nhân viên.
Đây không chỉ là cách kinh doanh mà còn là cách làm người.
Có người nói: Của cải như nước, bạn có thể uống một cốc nước, ở nhà có thể để sẵn một xô nước, nhưng nếu là một dòng sông thì phải học cách chia sẻ với người khác.
Tham lam đồng nghĩa với triệt đường sống của chính mình
Trong cuộc sống của chúng ta, không khó để tìm thấy những người bị che mắt vì cái lợi trước mắt. Có người muốn ăn cả con cá mà mất cả con tôm khô.
Trong môi trường công việc, chúng ta chắc chắn sẽ đối mặt với những thời điểm phải cạnh tranh, ganh đua với đồng nghiệp, với đối thủ, cũng như với chính bản thân mình. Cơ hội không có nhiều, chỉ những ai đủ năng lực nắm bắt mới có thể đạt được thành tựu cho riêng mình. Dù gì, thời đại của chúng ta cũng tuân theo xu hướng "mạnh được, yếu thua". Chỉ có những ai đủ khả năng và luôn nỗ lực phát triển, ngày một tiến bộ mới có thể tiếp tục trên chặng đường của riêng mình.
Tuy nhiên, một người dù có giỏi đến mấy thì cũng có giới hạn riêng mà không thể vượt qua được. Giống như dù bạn rất cao, có thể với tới tận 2 mét rưỡi, thì vẫn thua hai người thấp hơn nhưng kết hợp với nhau, cùng với tới độ cao 3 mét. Đó chính là giới hạn của một cá nhân. Tới thời điểm đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng, mỗi người đều có hai bàn tay, một tay dùng để đỡ chính mình và một tay có thể giúp đỡ người khác. Và khi chúng ta đã có thể trợ giúp thật nhiều người, những người đó cũng vươn tay giúp đỡ ngược lại cho mình.
Trên thế giới này, cá lớn phải sống, cá nhỏ phải sống, tôm cũng phải sống, mỗi loài có một cách sống riêng. Nếu như tôm cũng chẳng còn thì mấy con cá nhỏ biết sống sao đây? Làm sao cá lớn có thể tồn tại mà không có cá nhỏ?
Một sự thật đơn giản như vậy, một số người không thể hiểu được. Nếu bạn khăng khăng ăn tất cả mọi thứ, cuối cùng bạn sẽ không ăn gì cả.
50 - 50 là cách kiếm tiền khôn ngoan nhất
Trong kinh doanh, lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu. Các thương nhân luôn tìm cách để tối ưu hóa thu nhập và phát triển thị trường. Cạnh tranh là điều tất yếu, nhưng nếu cạnh tranh phân định rõ "thắng - thua" thì đó không phải là một chiến lược khôn ngoan. Trong kinh doanh, đôi bên cùng có lợi hay nó còn có cái tên khác là "win - win" mới thực sự là nguyên tắc cốt lõi nhất.
Hiện nay ngày càng có nhiều công ty tích hợp các nguồn lực thông qua hợp tác, kết hợp lợi thế của mình với lợi thế của công ty khác, cải thiện cả bản thân và những người khác, đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi.
Đây là tương lai của kinh doanh. Cạnh tranh cũng là xu hướng phát triển của thị trường. Tuy nhiên, trong thế giới kinh doanh, các nhà kinh doanh cũng phải hiểu rằng để hợp tác với đối thủ để đôi bên cùng có lợi, các bên phải có tinh thần hợp tác chân thành, tuân thủ luật chơi và làm những điều có lợi cho đôi bên.
Tóm lại, nguyên tắc win-win là điểm mấu chốt quyết định thành bại trong kinh doanh. Nếu một nhà điều hành muốn tạo ra bước đột phá thì phải tìm kiếm sự hợp tác cùng có lợi với các đối thủ và biết cách cạnh tranh lành mạnh.
30 tuổi vẫn không nhà, không xe, tài khoản tiết kiệm 0 đồng, tôi nhận ra: Bản thân bận nghĩ nhưng không bận làm, bỏ ít công sức nhưng muốn hưởng tất cảTags