Thuê nhà vệ sinh với giá chưa đến 200 nghìn đồng, chàng trai ngậm ngùi "làm cật lực vẫn không góp đủ tiền mua nhà thành phố”

Thứ Tư, 12/04/2023 20:00 GMT+7

Google News
Cover

Giá nhà "cao ngất" tại Trung Quốc đã khiến nhiều người bỏ mộng mua nhà, thay vào đó là tiếp tục ở thuê cho tới khi về hưu.

Sống tằn tiện vẫn chẳng mua được nhà

Tăng Lệnh Quân là người lao động từ nơi khác đến thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc làm ăn. Vì không có điều kiện thuê nhà, anh phải sống trong một căn phòng tận dụng từ nhà vệ sinh. Mức giá để thuê khi đó chỉ rơi vào khoảng 50 NDT (tương đương 170.000 đồng).

Dù đã lấy vợ và có con, song anh Tăng vẫn chẳng có đủ tiền để chuyển đến một nơi khang trang hơn. Hai vợ chồng cố gắng hết sức tiết kiệm nhưng số tiền dành ra được thậm chí còn không đủ bắt kịp tốc độ lạm phát.

Cho đến năm 2020, Tăng Lệnh Quân hoàn toàn từ bỏ ý định mua một căn nhà ở thành phố Thẩm Dương. Anh lấy tiền tiết kiệm nhiều năm của hai vợ chồng và xây một ngôi nhà ở quê.

Đầu năm 2023, bài đăng cho thuê phòng trọ ở Bắc Kinh, Trung Quốc khiến nhiều người phải sửng sốt. Trong căn nhà thuê rộng chưa đầy 3m2, một người đàn ông vẫn sinh sống qua ngày.

Thuê nhà vệ sinh với giá chưa đến 200 nghìn đồng, chàng trai ngậm ngùi "làm cật lực vẫn không góp đủ tiền mua nhà thành phố” - Ảnh 1.

"Ngôi nhà" nhỏ chỉ một người ở. Ảnh: Zhihu

Nếu nhìn kỹ, bạn có thể thấy một chiếc chăn trên mặt đất phía sau. Đó là giường của anh ta, người đàn ông cao lớn thu mình khoảng trống duy nhất giữa bàn và bậc thang. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp cá biệt.

Một đại lý bất động sản ở Thâm Quyến cũng đăng quảng cáo cho thuê nhà trên Moments. Giá nhà đất ở Thâm Quyến và Bắc Kinh thuộc hàng cao nhất tại Trung Quốc. Căn nhà cho thuê trong quảng cáo cách ga tàu điện ngầm chưa đầy 200 mét, giá thuê 600 NDT (khoảng 2 triệu đồng), thoạt nhìn cũng thấy ổn.

Nhưng sau khi xem ảnh, không ai dám nói rằng ngôi nhà là "ổn". Muốn vào nhà, bạn phải đi qua một cái “thang nhân tạo”. Ngoài chiếc giường nhỏ còn có nhà vệ sinh, dưới gầm có một cái xô màu đỏ, máy nước nóng trên tường. 

Khi người môi giới đưa người đi xem nhà, anh ta giới thiệu với khách: “Thường thì có thể để ít đồ dùng cá nhân vào toilet. Khi ra ngoài thì tháo thang ra, nhà không ai vào được, rất an toàn. "

Tuy nhiên, so với những người lao động từ thành phố khác đến, có một nơi để che nắng mưa đã là một điều may mắn.

Thuê nhà vệ sinh với giá chưa đến 200 nghìn đồng, chàng trai ngậm ngùi "làm cật lực vẫn không góp đủ tiền mua nhà thành phố” - Ảnh 2.

Ảnh: Sohu

“Ngồi trong ngôi nhà triệu USD nhưng không có tiền ăn tối”

Một thanh niên mua nhà ở Bắc Kinh cho biết: “Tôi hiện đang chịu một khoản thế chấp với lãi suất hơn 10.000 NDT mỗi tháng”. 26 tuổi, chàng trai trẻ sở hữu ngôi nhà trị giá cả triệu đô la nhưng lương mỗi tháng chỉ mấy chục ngàn NDT. Thoạt nhìn, anh ấy đích thực thuộc tầng lớp trung lưu, nhưng trên thực tế, không ai ngờ rằng đó là một “con nợ”. 

Một trường hợp khác là anh Đường, 26 tuổi, đã làm việc ở Bắc Kinh được một thời gian và năm nay mới đăng kí kết hôn. Để mua được một căn nhà ở Bắc Kinh, người đàn ông này đã vay ngân hàng 1,95 triệu NDT (6,6 tỷ đồng), và hàng tháng anh phải trả hơn 34 triệu đồng tiền lãi. Riêng số tiền lãi này đã chiếm 60% tiền lương của anh. 

Anh Đường chia sẻ: "Tôi và vợ phải cùng nhau làm việc cật lực để trả nợ, nếu không sẽ không thể chi trả cho khoản vay này. Tiền lương của một người không thấm vào đâu, thậm chí hai người đã rất nỗ lực vẫn còn chật vật trong việc chi tiêu các khoản phí sinh hoạt khác".

Ngay cả khi có sự giúp đỡ của cha mẹ, cuộc sống của họ vẫn còn rất eo hẹp. Anh cho biết: “Bạn bè rủ đi ăn tối nhà hàng còn không dám đi cùng vì không đủ tiền. Chúng tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến lối sống xa hoa như vậy.”

Tôn Triết cũng rơi vào trường hợp tương tự. Anh hiện đang ở Thượng Hải, 31 tuổi và đã mua một miếng đất ngoài kế hoạch vào tháng 6 năm 2018. Hàng tháng anh phải trả hơn 20.000 NDT (khoảng 68 triệu đồng) tiền lãi.

Tôn Triết cho biết ban đầu thu nhập của anh là một con số đáng hài lòng, anh có thể tự do mua sắm, chi tiêu. Tuy nhiên từ khi có khoản vay thế chấp, cộng thêm việc giá cả hàng hóa thị trường tăng lên chóng mặt, lối sống thay đổi như việc mua sắm đồ hiệu, gọi đồ ăn sẵn... khiến cuộc sống của gia đình anh biến chuyển hoàn toàn. 

Số lương của anh đã không thể chi trả đủ các nhu cầu cơ bản của gia đình. Anh nói: “Tôi đã làm việc chăm chỉ và cật lực. Nhưng tiền lương nhận được không thể đảm bảo cuộc sống cơ bản”.

Thuê nhà vệ sinh với giá chưa đến 200 nghìn đồng, chàng trai ngậm ngùi "làm cật lực vẫn không góp đủ tiền mua nhà thành phố” - Ảnh 3.

Ảnh: Sohu

Mua nhà không còn là sự lựa chọn số một

Ngày càng có nhiều người Trung Quốc trẻ tuổi - nhóm người mua nhà chính ở các đô thị. Khả năng chi trả là một vấn đề hóc búa đối với người mua nhà ở Trung Quốc, nơi giá nhà trung bình đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua. Giá thuê cũng tăng, nhưng ít hơn nhiều.

Theo tính toán của công ty dữ liệu bất động sản Zhuge Zhaofang tại Trung Quốc, cần 600 tháng tiền thuê nhà mới có thể mua được căn nhà  tại các thành phố lớn vào tháng 6/2022. Năm 2007, con số này là 400 tháng hoặc thấp hơn.

Theo một báo cáo của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, một tổ chức tư vấn của nhà nước, tỷ lệ trên 200 được coi là tín hiệu cảnh báo về khả năng xảy ra bong bóng giá bất động sản.

Tại Bắc Kinh, căn hộ trung bình hiện có giá khoảng 69.000 NDT/m2, theo nhà cung cấp dữ liệu bất động sản creprice.cn. Những người mua lần đầu thường dựa vào sự hỗ trợ và khả năng vay nợ của gia đình để mua một không gian sống tại các thành phố lớn.

Tuy nhiên, tai họa đối với các nhà phát triển bất động sản như Evergrande đã khiến nhiều người mua phải sở hữu những căn nhà chưa hoàn thành. Điều đó đã khiến những người mua tiềm năng đặt câu hỏi về những thứ được coi là cơ hội đầu tư tốt nhất cho các gia đình Trung Quốc.

Tậu ‘nhà gỗ đắt nhất nước Anh’ giá gần 400 tỷ đồng, người đàn ông tá hỏa khi phát hiện ‘bẫy tử thần’: Bán đi chẳng đắt, ở lại cũng không xong

Thùy Anh

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›