Triển lãm lần này giới thiệu đến công chúng kho tàng cổ vật Huế và các tỉnh miền Trung, một phần quan trọng của di sản văn hóa quốc gia. Từ những công cụ lao động sản xuất, trang sức, đồ tùy táng văn hóa cổ Sa Huỳnh cho đến đỉnh cao nghệ thuật tạo tác gốm sứ dưới các triều đại quân chủ Việt Nam.
Các bộ sưu tập cổ chứa vật chứa đựng nhiều thông điệp lịch sử, văn hóa được gửi gắm từ quá khứ giúp chúng ta hiểu được sự hình thành, phát triển, đời sống, những tập tục cổ xưa của cư dân Việt cổ, sự đa dạng, đặc sắc về mẫu mã, hoa văn, họa tiết trang trí, chất liệu men gốm đặc thù cho không gian gốm thời Trần, Lê Sơ, đồ sứ ký kiểu thời Lê – Trịnh và thời Nguyễn.
Triễn lãm thu hút sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu và người đam mê cổ vật.
Nhà sưu tập Lâm Hữu Xênh cho biết: “Là những người con của miền Trung ruột thịt, chúng tôi tự hào với lịch sử hào hùng, oanh liệt của cha ông. Vì vậy, gần 20 năm qua, tôi và anh Nguyễn Hữu Hoàng đã sưu tập rất nhiều bộ sưu tập có giá trị chứa đựng nhiều thông điệp lịch sử, văn hóa của vùng đất này”.
Một số hình ảnh về bộ sưu tập cổ vật của hai nhà sưu tập Lâm Hữu Xênh và Nguyễn Hữu Hoàng:
Lãnh đạo TP Huế tặng hoa cho NST Lâm Hữu Xênh (thứ 2 từ trái sang) và NST Nguyễn Hữu Hoàng (áo xanh, thứ 3 từ trái sang)
Đồ quan dụng do Đặng Huy Trứ ký kiểu (Hiện vật của nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng)
Vũ khí bằng đồng và công cụ lao động bằng sắt
Khuyên tai bằng đá, thủy tinh màu, đá ngọc và vòng tay đá
Trang sức làm bằng thủy tinh, hay ốc biển...
Đồ ngự dụng thời Tự Đức (Thế kỉ 19)
NST Nguyễn Hữu Hoàng (áo xanh, phía phải) giới thiệu với khách tham quan về bộ sưu tập cổ vật
Thanh Nhàn
Tags