(Thethaovanhoa.vn) - Theo tuyên bố mới nhất của quân đội Mỹ, tiêm kích thế hệ thứ 5 của nước này F-22 đã góp mặt vào chiến dịch không kích Syria rạng sáng 14/4, chứ không "vô tích sự" như những thông tin trước đó.
- Nga bác bỏ thông tin về việc F-22 đánh chặn Su-25 tại Syria
- Tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ đối đầu máy bay ném bom tầm xa TU-95 của Nga
- Mỹ triển khai tiêm kích F-22 đến Australia nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc
Tờ Air Force Times dẫn lời người phát ngôn của Bộ Chỉ huy Trung ương Không quân Mỹ Đại úy Mark Graff đưa thông tin trên.
Tuần trước, Chủ tịch đốc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Trung tướng Kenneth McKenzie khẳng định các máy bay của nước này không đi vào vùng nhận dạng phòng không của Syria cũng như máy bay tàng hình F-22 không được sử dụng trong nhiệm vụ lần này. Tướng McKenzie báo cáo máy bay ném bom B1-B của Mỹ đã phóng đi 19 quả tên lửa hành trình JASSM-ER phiên bản mới – được cho là lần đầu tiên triển khai làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên theo lời tiết lộ mới nhất của Đại úy Graff, máy bay thế hệ thứ 5 F-22 thực sự đã tham gia vào chiến dịch không kích các mục tiêu Syria nhưng là tham gia gián tiếp, với nhiệm vụ “bảo vệ các lực lượng trên mặt đất trong và sau khi triển khai các cuộc tấn công”.
Đại úy Mark Graff tuyên bố: "Với những tính năng đặc biệt chỉ có ở dòng tiêm kích thế hệ 5, tiêm kích F-22 là loại máy bay duy nhất phù hợp với nhiệm vụ hoạt động trong hệ thống phòng thủ chồng lấn (AIDS) của Syria, giúp vô hiệu hóa mối đe dọa với vũ khí và mục tiêu quan trọng của mình, đồng thời yểm trợ từ trên không, bảo vệ cho Mỹ, đồng minh và các đối tác hoạt động dưới mặt đất”.
Trước hai tuyên bố đầy mâu thuẫn cùng từ Lầu Năm Góc, Tướng McKenzie khẳng định tiêm kích này chỉ được triển khai để bảo vệ máy bay ném bom. “Không có một máy bay chiến đấu nào bay xa hơn khu vực mà B-1 phóng tên lửa JASSM”.
Hiện vẫn chưa rõ vì sao giới chức Lầu Năm Góc không thông báo về sự xuất hiện cũng như vai trò của F-122 trong cuộc không kích các mục tiêu Syria ngay từ đầu. Trong gần như mọi báo cáo cho truyền thông sau không kích, quân đội Mỹ chỉ giới hạn câu chuyện xoay quanh việc sử dụng chiến đấu cơ F-15 và F-16.
Rạng sáng 14/4, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã phóng hơn 100 quả tên lửa hành trình nhằm vào Syria. Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Nga, Syria đã sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa thời Xô viết, bao gồm các hệ thống Buk S-125 và S-200 SAM để chống trả các đợt tấn công. Kết quả 71 tên lửa của Mỹ-Anh-Pháp đã bị bắn hạ.
Mỹ và đồng minh triển khai không kích sau cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường ở Douma, Đông Ghouta khiến ít nhất 40 người thiệt mạng. Giới chức Nga và Syria sau khi điều tra đã phát hiện cuộc tấn công hóa học chỉ là “dàn dựng”, để làm cái cớ cho liên quân do Mỹ dẫn đầu tấn công Syria.
Theo Báo Tin tức
Tags