- Khi nhà siêu giàu chia tay cũng bị đòi quà: 'Rich kid số 1 châu Á' bị chồng cũ đại gia đòi đến tận đôi dép sau cuộc hôn nhân 2 tháng
- Cần bao nhiêu tiền để thành 1% người siêu giàu tại 6 kinh đô, xứ sở này? Câu trả lời khiến ai cũng há hốc ngạc nhiên
- "Thiện ác xem tướng mạo, giàu nghèo nhìn tay chân", nhưng người sở hữu điều này mới thực sự tạo nên của cải bền lâu
- So sánh độ giàu có của Đại tham quan nhà Thanh và phú hộ bậc nhất nhà Minh: Hoà Thân vơ vét quốc khố mà tài sản chỉ bằng một nửa người này
Gần đây, một tiếp viên hàng không ẩn danh tiết lộ những câu chuyện trong nghề khi "lên trời" với những người thuộc top 1%.
Với khối tài sản kếch xù, những người siêu giàu có đủ khả năng di chuyển đến địa điểm công tác hay nghỉ dưỡng bằng máy bay tư nhân. Và khi tham gia vào những chuyến bay tư nhân này, phi hành đoàn có thể trực tiếp gặp gỡ và làm việc với giới siêu giàu. Tiếp viên hàng không còn có cơ hội ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên bao la hay "chạm tay" vào thế giới của người giàu.
Công việc có vẻ xa hoa, nhưng điều gì thực sự diễn ra trên phi cơ riêng của giới thượng lưu này?
Chi phí cho chuyến bay tư nhân sang trọng
Những người đi chuyến bay tư nhân có thể là chủ sở hữu của chiếc máy bay đó. Họ cũng có thể là người nổi tiếng, chính trị gia, các đội thể thao hay hành khách của chủ sở hữu. Đương nhiên, chi phí di chuyển bằng phương tiện tư nhân này không hề rẻ.
Chẳng hạn, chi phí thuê một chiếc Bombardier Challenger 850 có 13 chỗ ngồi, đi từ London (Anh) đến Glasgow (Scotland) tiêu tốn khoảng 10.400 bảng Anh (gần 300 triệu đồng), các chuyến bay đường dài có thể đắt hơn con số này rất nhiều. Tiếp đến là chi phí môi trường. Máy bay tư nhân gây ô nhiễm gấp 5-14 lần so với máy bay thương mại (tính trên mỗi hành khách) và ô nhiễm gấp 50 lần so với tàu hoả.
Tiếp viên hàng không 23 tuổi Christina (không phải tên thật) đã làm việc trên phi đoàn máy bay tư nhân được 3,5 năm. Cô chia sẻ: "Tôi thấy đủ kiểu người trên tàu bay. Ví dụ, nếu một khách hàng tổ chức tiệc trên du thuyền và muốn có ca sĩ trình diễn, họ sẽ đưa nghệ sĩ đến địa điểm tổ chức bằng máy bay tư nhân của mình. Tôi cũng từng phục vụ các chính trị gia bay cùng đoàn tuỳ tùng".
Tiếp viên hàng không "đa di năng", phải có tài ứng biến
Ngoài việc duy trì vẻ ngoài chỉn chu, phi hành đoàn phải thể hiện thái độ bình tĩnh trong suốt thời gian bay, chuẩn bị và bày tất cả thức ăn, rửa tất cả mọi thứ trong phòng bếp chật chội, phục vụ đồ uống. Đồng thời phi hành đoàn đáp ứng ý muốn bất chợt cũng như chăm lo sức khoẻ cho khách hàng. "Khi họ có yêu cầu, chúng tôi đáp ứng ngay".
Có những vị khách bay với nhu cầu và sở thích độc đáo của riêng họ. Christina nói: "Đôi khi bạn có 6 hành khách không yêu cầu gì nhiều nhưng cũng có lúc 3 hành khách đủ khiến bạn bận rộn trong 8 tiếng. Họ cảm thấy buồn chán và muốn 'thử mọi thứ'. Chúng tôi phục vụ đồ ăn, họ ăn thử rồi trả lại, gọi món tiếp theo để thử và mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy".
Một trong những nhiệm vụ bất nhờ hơn mà Christina từng phải làm với tư cách tiếp viên hàng không là mua sắm hàng tạp hoá ở điểm đến nhằm giảm chi phí. Với chuyến bay khởi hành từ Paris (Pháp) gần đây, Christina phải tìm nguồn cung cấp phô mai, sô cô la và giăm bông…
Christina làm việc trên chiếc Airbus 19 chỗ ngồi. Nếu đoàn bay có dưới 7 hành khách, cô sẽ một mình phục vụ những vị khách "trên trời" và khi cần, Christina sẽ có thêm một thành viên khác hỗ trợ. Christina còn từng bị khách hàng nổi giận vì cô đã xoay nhãn mác chai nước sốt về phía họ.
Nhìn chung, công việc của Christina khá căng thẳng. Chẳng hạn, khi 19 khách hàng muốn dùng bữa cùng một lúc, lượng công việc nhiều khiến cô rất bận rộn. "Thông thường, khách hàng là những người nổi tiếng hoặc là người rất quan trọng. Bạn cần phải có tài ứng biến liên tục suốt chuyến bay".
Ví dụ, khi hành khách mang thức ăn của họ lên máy bay và tiếp viên không biết cách chuẩn bị món. Đôi khi có một số khác hàng mà tiếp viên không được phép đặt câu hỏi. Hay có lần khách hàng hỏi Christina về việc nên mặc đồ gì lúc hạ cánh vì người này bị lạc mất trợ lý.
Công việc khó khăn nhưng có lương "khủng"
Với nhiều người, điều tuyệt vời nhất khi làm việc trên máy bay tư nhân là cơ hội được ngắm nhìn thế giới. Christina vừa có 10 ngày nghỉ dưỡng sang trọng tại Maldives trong thời gian chờ.
Bên cạnh đó, cô cũng có thu nhập không nhỏ với mức lương bắt đầu từ khoảng 2.640 bảng Anh/tháng (hơn 75 triệu đồng).
Nếu đoàn thuỷ thủ trên siêu du thuyền có thể kiếm được số tiền khổng lồ từ tiền tip, trớ trêu thay, phi hành đoàn trên máy bay có thể phải làm việc cả năm mà không nhận được khoản tip nào. Hay trong buổi trò chuyện với trang The Daily Beast, tiếp viên hàng không cho giới siêu giàu Lori (tên đã thay đổi) cho biết thường tiếp viên không mong đợi khoản tiền tip. Do vậy họ rất trân trọng khoản thưởng 100 USD sau khi hoàn thành chuyến bay.
Trong những trường hợp hiếm hoi, khách hàng có thể tip cho nhân viên khoản tiền xa hoa. Đó là điều đã xảy ra với Christina, từng được khách tip khoản tiền 2.500 euro (gần 63 triệu đồng).
Một nhân viên phục vụ khách VIP khác cho biết khách hàng từng tặng cô chiếc vé xem Super Bowl (Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ) sau khi đưa khách đến xem trận đấu. Nhưng người này đã từ chối và ở lại cùng các thành viên trong đoàn. Một nhân viên khác từng có thời gian ở Trung Đông chia sẻ khách hàng hay đưa đồng hồ Rolex, "thậm chí là vali đầy tiền và điều đó thật điên rồ".
Theo Telegraph
Tags