- Người có 2 thói quen này thường bất hạnh cả đời, đa số về già cực khổ, con cháu xa lánh
- Làm thêm những điều này sau tuổi 50, bạn sẽ thấy hạnh phúc, thanh thản: Điều đầu tiên nhiều người vì hy sinh mà bỏ qua, sau hối hận đã muộn
- 4 điều bạn cần khắc cốt ghi tâm nếu muốn "sống sót" nơi công sở: Điều đầu tiên là lỗi ngớ ngẩn mà nhiều người mắc phải
Đây đều là những công việc từng "hot hit" một thời.
Người ta vẫn thường nói, thời gian là thứ kỳ diệu nhất trên thế giới. Nó vô tình, lặng lẽ trôi đi và không bao giờ trở lại. Con người đứng trước dòng chảy của thời gian cũng vô tình bỏ qua rất nhiều điều.
Nhưng thời gian cũng công bằng nhất, bởi chúng ta ai cũng giống ai, mỗi người chỉ có 24 giờ một ngày. Và nếu không trân trọng từng giây, từng phút, cố gắng cho cuộc sống và tương lai thì rất dễ bị đào thải khỏi xã hội.
Thời gian thay đổi khiến con người khó đoán trước thời thế. Những ngành nghề đang rất thịnh hành mà mọi người đều nghĩ nó sẽ phát triển huy hoàng, có tương lai xán lạn. Nhưng theo thời gian, sự ra đời và phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đã khiến những nghề này suy giảm dần.
Vào những năm 80, 90 của thế kỷ XX có 5 công việc từng "hái ra tiền", được mọi người tôn trọng và có địa vị xã hội cao, ai cũng thi nhau ứng tuyển. Tuy nhiên thời đại kinh tế phát triển, cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ dẫn đến nhiều thay đổi trong xã hội. Chính vì thế, những ngành nghề này đã trở nên lạc hậu, không còn thịnh hành.
1. Tài xế ô tô
Nếu như bây giờ mọi người đều có thể dễ dàng đi học và thi bằng lái ô tô, thì ở khoảng năm 1980, một người muốn trở thành tài xế phải trải qua rất nhiều bài kiểm tra khác nhau. Và độ khó của kỳ thi sát hạch cũng cao gấp nhiều lần hiện tại.
Bởi thời điểm đó không phải ai cũng có ô tô riêng, những người có xe riêng thường là quan chức cấp cao hay người giàu có trong vùng. Tài xế không chỉ đơn giản là lái xe mà họ cần có những kỹ năng khác như biết sửa chữa xe, có sức khỏe tốt, biết võ để bảo vệ ông chủ, khuân vác hành lý hay biết cách nói chuyện,... Những tài xế có vai trò như một người trợ lý và vệ sĩ vậy
Còn ngày nay, lái xe không còn là nghề nghiệp "đa di năng" như vậy. Tài xế ngày nay không có quá nhiều yêu cầu khắt khe nên người làm nghề này có trình độ học vấn không cao cũng có thể thực hiện.
2. Nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng ở những năm 80, 90 không đơn thuần chỉ là những người hướng dẫn mua sắm, đứng trong cửa hàng và mỉm cười với khách hàng, coi khách hàng như thượng đế như ngày nay.
Mà thời đó những người nhân viên rất kiêu ngạo. Bởi vì họ không cần dựa vào hiệu suất để trả lương, thay vào đó sẽ nhận lương cố định hằng tháng. Giữa doanh thu hằng tháng và tiền lương không có mối liên hệ với nhau. Người dân thời kỳ trước mua đồ có ten phiếu lương thực, thực phẩm như phiếu thịt, phiếu dầu,... Nhân viên bán hàng sẽ nhìn vào phiếu đó để lấy đồ.
Không có vé thì dù có bao nhiêu tiền cũng không mua được đồ. Tóm lại, đồ tiêu dùng được phân phát theo nhu cầu, không phải thứ gì cũng có thể trả được bằng tiền. Vì thế nên người bán hàng thời kỳ đó rất có quyền lực. Và nhân viên bán hàng nghiễm nhiên trở thành một công việc tốt trong mắt mọi người.
3. Người đưa thư
Công việc đưa thư ở thời kỳ trước và hiện nay về cơ bản đều giống nhau. Họ có nhiệm vụ vận chuyển đồ cho khách hàng.
Người xưa từng có câu: "Hồi trước xe ngựa rất chậm, thư thì rất xa, cả đời chỉ đủ yêu một người". Câu nói trên nhằm khắc hoạ một sự thật không thể chối cãi là phương tiện di chuyển thời đó chậm, khiến việc vận chuyển thư từ rất lâu.
Thời đó, ô tô còn rất hiếm, chưa có điện thoại, Internet hay các phần mềm mạng để liên lạc. Mọi người chỉ có thể liên lạc bằng cách viết thư tay. Một bức thư viết xong phải có người gửi đi, đó là công việc của người đưa thư. Vì thế, chúng ta thường thấy những người đưa trong các bộ phim truyền hình ngày xưa mặc bộ quần áo màu xanh, đạp xe đi khắp phố phường, vượt sông, vượt núi để chuyển thư.
Mỗi lá thư đều mang theo tâm tư, tin tức của người thân nên những người đưa thư không bao giờ chểnh mảng. Họ bất chấp mưa nắng để mang đến tay người nhận nhanh nhất có thể. Chính vì ý nghĩa tình cảm lớn lao như vậy nên công việc đưa thư được nhiều người kính trọng, quý mến.
Tuy nhiên, trước sự phát triển của công nghệ, các phương tiện liên lạc hiện đại lần lượt ra đời như: Gọi điện, nhắn tin hay google mail, zalo, massage... hay nếu cần gửi đồ, chúng ta có thể gửi chuyển phát nhanh. Rất tiện lợi phải không nào?
4. Phát thanh viên
Đây là nghề có địa vị cao trong xã hội lúc bấy giờ và được mọi người đặc biệt ngưỡng mộ. Phát thanh viên ở những năm 1980, 1990 tương đương với những người nổi tiếng, người đưa tin thời sự thời nay.
Để trở thành một phát thanh viên tiêu chuẩn thời đó, bạn không chỉ có giọng nói vượt qua các bài kiểm tra mà còn phải sở hữu ngoại hình vượt trội. Đây là công việc không nặng nhọc, có thu nhập cao, môi trường lành mạnh và nhiều cơ hội thăng tiến.
Còn ngày nay, nghề phát thanh viên không còn yêu cầu quá khó. Hơn nữa, nhiều nền tảng mạng xã hội mở ra nên cơ hội nghề nghiệp trở nên rộng mở. Đi kèm với đó là chất lượng giảm đáng kể.
5. Nhân viên kiểm tra thực phẩm
Những người dân rất tôn trọng các nhân viên kiểm tra lương thực và vì thế họ có địa vị cao trong xã hội lúc bấy giờ. Bởi thời điểm đó, cuộc sống còn cực khổ, lương thực rất khan hiếm, nên các hộ gia đình phải mang lương thực thực phẩm tới các nơi tập kết thu mua để đổi lấy tiền.
Vì chưa có máy móc kiểm tra tự động hiện đại như bây giờ nên công việc kiểm tra sản phẩm được tiến hành thủ công. Vì vậy họ là nhóm người quan trọng, quyết định lương thực có đảm bảo tiêu chuẩn kiểm duyệt hay không.
Thời gian sẽ làm thay đổi nhiều điều, những công việc thời trước tưởng như rất tốt, mang lại nguồn thu ổn định và được mọi người cực kỳ coi trọng thì bây giờ đều lạc hậu. Chính vì thế, mỗi chúng ta nên cố gắng rèn luyện bản thân, học cách tư duy những điều mới, nhìn cuộc sống qua lăng kính rộng để tương lai không bị xã hội đào thải.