Cuộc chiến của Karen Carpenter với chứng chán ăn tâm thần, bắt đầu từ những năm 1970 và kết thúc bằng cái chết ở tuổi 32 vào năm 1983, được tiết lộ trong cuốn tiểu sử mới có tựa đề Lead Sister: The Story of Karen Carpenter.
Vào tháng 1/1982, Karen - ca sĩ kiêm tay trống của Carpenters đăng ký vào khách sạn City Regency trị giá 6 nghìn USD/tháng ở Manhattan để bắt đầu 6 tháng trị liệu chuyên sâu với nhà trị liệu tâm lý Steven Levenkron với mức giá là 100 USD mỗi buổi.
Chỉ chấp nhận được chăm sóc khi phải nhập viện
Tác giả Lucy O'Brien viết trong cuốn tiểu sử mới do THR xuất bản: "Việc Karen sẵn sàng dành thời gian và tiền bạc cho thấy mức độ cam kết ban đầu của cô đối với liệu pháp này".
Những hành vi không thể chế ngự được của cô đã phát triển theo thời gian, vì vậy Steven biết rằng sẽ phải mất một thời gian mới khống chế được.
Tại một trong những buổi gặp đầu tiên, nhà trị liệu đã nói chuyện với Karen nhằm biết được cô dùng thuốc gì để tống thức ăn ra ngoài và nữ ca sĩ nói rằng cô có thể uống hơn 90 viên Dulcolax cùng một lúc.
Với Steven, mục đích của ông là Karen phải cắt giảm và cuối cùng là dừng sử dụng loại thuốc đó dưới sự giám sát của ông.
Sau đó, Steven hỏi nữ ca sĩ liệu cô có uống gì khác không và cô thừa nhận đã uống 10 viên Synthroid mỗi ngày, một loại thuốc tuyến giáp, có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cô.
Nhà trị liệu tâm lý vô cùng kinh hoàng bởi sử dụng quá liều thuốc tuyến giáp có thể dẫn đến hôn mê, co giật và đau tim.
"Đưa tôi cái chai" – Steven nói. Karen đưa nó cho ông và Steven cất trong ngăn kéo bàn làm việc của mình và khóa lại".
Khi Karen lập luận 'tôi không cần bất kỳ sự chăm sóc nào. Tôi thành công như thế này', Steventrả lời: 'Nhưng cô cần được chăm sóc vì cô không thể sống sót nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn".
Đến tháng 9/1982, Karen Carpenter nhận ra tim mình "đập rất buồn cười" và được đưa vào bệnh viện chăm sóc đặc biệt Lenox Hill ở Upper East Side, khi đó cô "nặng 34kg và bị mất nước nghiêm trọng".
Chưa kể, nồng độ kali trong máu đe dọa tính mạng của Karen là 1,8 và "đường tiêu hóa của cô bị tổn thương đến mức phải cho ăn bằng đường truyền tĩnh mạch nhỏ giọt".
"Mặc dù Karen đã cưỡng lại việc tăng cân trong một thời gian dài nhưng khi nhập viện, Karen đã cho phép mình được chăm sóc.
Trong 7 tuần tiếp theo, cô tăng 9kg, đầu tiên là nhờ dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và sau đó là ăn nhiều bữa nhỏ"- O'Brien viết trong cuốn sách 368 trang của mình, xuất bản vào ngày 15/10.
"Karen bắt đầu lên kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của cuộc đời mình và vào ngày 28/10, trong phòng bệnh, cô đã ký đơn ly hôn với Thomas James Burris, người mà cô kết hôn năm 1980".
Karen nặng 45kg và kết thúc liệu pháp điều trị với Steven Levenkron vào tháng 11/1982 - 3 năm chậm trễ so với những gì ông đã đề xuất - và Karen tặng nhà tâm lý một tấm vải có đường kim chỉ có dòng chữ 'ANH THẮNG – TÔI ĐƯỢC'.
Carpenter xuất hiện lần cuối trước công chúng cùng với anh trai và thành viên ban nhạc Richard vào ngày 11/1/1983 tại buổi họp mặt của những người từng đoạt giải Grammy và hai anh em đã lên kế hoạch cho chuyến lưu diễn tại cuộc gặp cuối cùng của họ vào ngày 1/2.
Nữ ca sĩ có vẻ "cần cù và phấn khởi, mong muốn làm lại cuộc đời" trước khi cha mẹ cô, Harold và Agnes phát hiện ra cô "bất động trên sàn" tại ngôi nhà thời thơ ấu của cô ở Downey vào ngày 4/2.
Karen Carpenter bị ngừng tim với nhịp tim được cho là cứ 10 giây lại đập một lần và nguyên nhân cái chết được cho là do "nhiễm độc tim do emetine do hoặc do hậu quả của chứng chán ăn tâm thần".
Cả 2 anh em đều phải chiến đấu với "con quỷ" trong mình
Trong di chúc của mình, Karen để lại mọi thứ cho anh trai Richard (hiện 77 tuổi) của cô.
Ông là người giám sát việc phát hành 14 tuyển tập của Carpenters và 4 đĩa hát, trong đó có đĩa hát solo cùng tên của Karen vào năm 1996.
Karen Anne Carpenter cùng anh trai Richard Carpenter thành lập nhóm nhạc The Carpenters đạt thành công lớn vào thập niên 1980. Tuy là một tay trống có kỹ năng, cô lại được nhớ đến bởi chất giọng contralto.
The Carpenters – với những giai điệu pop dễ nghe - đã ký hợp đồng với A&M vào năm 1969.
Cô và Richard thực hiện bản ghi âm đầu tiên của họ vào năm 1965 và 1966. Một năm sau, Karen bắt đầu ăn kiêng.
Trong sự nghiệp kéo dài 14 năm của họ, The Carpenters đã thu âm tổng cộng 10 album cùng nhiều đĩa đơn và trình diễn trong một số chương trình truyền hình đặc biệt.
Tính đến nay, The Carpenters đã bán được hơn 150 triệu đĩa trên toàn thế giới và có 35 bản hit lọt vào Top 10 Billboard bao gồm Close To You, Rainy Days on Mondays và We've Only Just Begun.
The Carpenters đã giành được 3 giải Grammy trong sự nghiệp của họ (Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất và Màn trình diễn nhạc Pop xuất sắc nhất của Bộ đôi, Nhóm hoặc Hợp xướng cho (They Long to Be) Close to You năm 1970 và Màn trình diễn nhạc Pop xuất sắc nhất của một Bộ đôi hoặc Nhóm năm 1971).
Năm 1974, Carpenters được bình chọn là Ban nhạc, Bộ đôi hoặc Nhóm nhạc Pop/Rock được yêu thích nhất tại lễ trao giải Âm nhạc Mỹ thường niên đầu tiên.
Trong thập niên 1970, bộ đôi liên tục thực hiện các chuyến lưu diễn và điều này khiến hai nghệ sĩ phải chịu thêm nhiều căng thẳng.
Vào năm 1979, Richard phải dừng hoạt động trong một năm sau khi nghiện thuốc an thần Quaalude.
Trong khi đó, sức khỏe của Karen bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hội chứng chán ăn tâm thần.
Sự nghiệp của bộ đôi chấm dứt vào năm 1983, khi Karen qua đời sau một cơn suy tim gây ra bởi những biến chứng của bệnh chán ăn.
Tin tức về tình cảnh của Karen xuất hiện rộng khắp trên báo chí và các phương tiện truyền thông, khiến công chúng bắt đầu nhận thức rõ ràng hơn về những hội chứng rối loạn ăn uống.
Anorexia là gì?
Chán ăn là một bệnh tâm thần nghiêm trọng khi một người hạn chế ăn uống, điều này thường khiến họ bị thiếu cân trầm trọng. Nhiều người cũng tập thể dục quá mức.
Một số người mắc bệnh có thể trải qua những giai đoạn ăn uống quá đà sau đó là thanh lọc cơ thể.
Những người mắc chứng này có cái nhìn méo mó về bản thân và nghĩ rằng họ thừa cân.
Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể bị mất sức mạnh cơ và xương, cũng như trầm cảm, ham muốn tình dục thấp và ngừng kinh nguyệt ở phụ nữ.
Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp vấn đề về tim và tổn thương nội tạng.
Các dấu hiệu hành vi của chứng biếng ăn bao gồm những người nói rằng họ đã ăn hoặc sẽ ăn sau, cũng như đếm lượng calo, bỏ bữa, giấu thức ăn và ăn chậm.
Ngoài việc giảm cân, người bệnh có thể bị mất ngủ, táo bón, đầy hơi, cảm thấy lạnh, rụng tóc và sưng tay, mặt và chân.
Việc điều trị tập trung vào các nhóm trị liệu và tự lực để khuyến khích cơ chế đối phó và ăn uống lành mạnh.
200 chuyên gia bình chọn 'Ca khúc của Năm' và 'Nghệ sĩ của năm', Jungkook BTS đứng sau đàn em
Tags