Theo Bộ Y tế, hiện cả nước còn hơn 1,07 triệu người mắc COVID-19 đang giám sát, điều trị, trong đó chỉ còn 33 ca nặng; biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới...
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 698 ca/ngày, thấp nhất nhiều tháng qua
Theo Bộ Y tế, ngày 22/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 888 ca nhiễm mới ều ở trong nước (tăng 140 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 747 ca trong cộng đồng).
Hà Nội vẫn ghi nhận nhiều trường hợp mắc COVID-19 nhất với gần150 ca; 42 tỉnh, thành còn lại có số mắc COVID-19 từ 1-88 ca, trong đó 20 tỉnh, thành ghi nhận dưới 10 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 698 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.739.855 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.417 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.732.088 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.604.376), TP. Hồ Chí Minh (609.897), Nghệ An (485.407), Bắc Giang (387.718), Bình Dương (383.796).
Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh ở nước ta là : 9.622.837 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.073.934 trường hợp, trong đó có 33 trường hợp nặng đang điều trị, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 25; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4; Xâm lấn: 4.
Bám sát diễn biến tình hình dịch COIVD-19, sự xuất hiện của các biến chủng mới
Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, số mắc COVID-19 trong thời gian qua có xu hướng giảm mạnh nhưng số mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành phố.
Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc COVID-19 trong thời gian tới.
Do vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine phòng COVID-19 tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch
Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng.
Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng. Xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 giai đoạn 2022 - 2023.
- Sáng 15/5: Chi tiết 340 ca Covid-19 nặng đang điều trị; Nâng cấp dòng phụ BA.4 và BA.5 thành 'biến thể đáng lo ngại'
- Nỗ lực nghiên cứu và phát triển vaccine phòng ngừa mọi biến thể của virus SARS-CoV-2
Tăng cường giám sát, chủ động phát hiện bệnh truyền nhiễm tại từng cửa khẩu
Ngoài COVID-19, nhiều bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi tiếp tục ghi nhận tại nhiều quốc gia như bệnh bại liệt (chủng hoang dại), cúm gia cầm, viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân, đặc biệt gần đây là bệnh đậu mùa khỉ, do đó Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, cập nhật kế hoạch dự phòng đáp ứng với bệnh truyền nhiễm tại từng cửa khẩu, trong đó cần có sự phối hợp, tham gia của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu, cơ quan y tế địa phương để xử lý kịp thời các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, không để bị động, lúng túng.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để tổ chức tập huấn kỹ thuật chuyên sâu cho cán bộ làm công tác kiểm dịch y tế; cập nhật thường xuyên, kịp thời các thông tin về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới ghi nhận gần đây, có nguy cơ xâm nhập vào nước ta để chủ động áp dụng các biện pháp giám sát, phòng chống phối hợp ngay tại cửa khẩu…
Theo Suckhoedoisong.vn
Tags