Cả nước có gần 16.000 ca mắc Covid-19 mới, 24.461 ca khỏi bệnh

Thứ Hai, 03/01/2022 20:16 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 2/1/2022 đến 16 giờ ngày 3/1/2022, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.936 ca mắc mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 15.916 ca ghi nhận trong nước (giảm 998 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố; có 11.017 ca trong cộng đồng.

Dịch Covid-19: Bình Phước nâng cấp độ dịch toàn tỉnh lên cấp 3

Dịch Covid-19: Bình Phước nâng cấp độ dịch toàn tỉnh lên cấp 3

Trước diễn biến phức tạp bởi dịch Covid-19 khi số ca mắc ở mức cao, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước vừa ban hành công văn phân loại cấp độ dịch, nâng từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 trên địa bàn toàn tỉnh, áp dụng từ ngày 3/1.

Hà Nội vẫn là địa phương có số mắc cao nhất cả nước. Trong ngày 3/1, số ca mắc của Hà Nội là 2.100 ca, tiếp đó là Hải Phòng (1.749 ca), Tây Ninh (919 ca), Vĩnh Long (842 ca), Cà Mau (821 ca), Khánh Hòa (786 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (662 ca), Bình Phước (619 ca), Bình Định (547 ca), Trà Vinh (517 ca), Bắc Ninh (460 ca), Bạc Liêu (330 ca), Thừa Thiên Huế (321 ca), Hưng Yên (285 ca), Bến Tre (267 ca), Lâm Đồng (255 ca), Hà Giang (236 ca), Thanh Hóa (224 ca), Quảng Ninh (189 ca), Hải Dương (177 ca), Gia Lai (172 ca), An Giang (168 ca), Quảng Ngãi (161 ca), Nam Định (160 ca), Đà Nẵng (159 ca), Hòa Bình (158 ca), Kiên Giang (156 ca), Quảng Nam (153 ca), Sóc Trăng (150 ca), Cần Thơ (140 ca), Đồng Tháp (132 ca), Bình Thuận (126 ca), Sơn La (111 ca), Nghệ An (106 ca), Thái Nguyên (99 ca), Vĩnh Phúc (99 ca), Phú Thọ (94 ca), Hậu Giang (94 ca), Bắc Giang (84 ca), Hà Nam (78 ca), Bình Dương (75 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (73 ca), Đồng Nai (72 ca), Thái Bình (70 ca), Đắk Nông (65 ca), Bắc Kạn, Yên Bái (mỗi địa phương 64 ca), Lạng Sơn (59 ca), Tiền Giang (58 ca), Quảng Bình (55 ca), Quảng Trị (53 ca), Lào Cai (51 ca), Long An (50 ca), Ninh Thuận (40 ca), Ninh Bình (39 ca), Kon Tum (34 ca), Tuyên Quang (29 ca), Cao Bằng (28 ca), Điện Biên (23 ca), Lai Châu (8 ca).

Chú thích ảnh
Xét nghiệm Covid-19 cho người dân. Ảnh: TTXVN

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Long (438 ca), Hải Dương (368 ca), Đắk Lắk (185 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Thành phố Hồ Chí Minh (278 ca), Cà Mau (202 ca), Bến Tre (147 ca).

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.629  ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 24 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1 ca), Quảng Nam (14 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (5 ca), Thanh Hóa (2 ca), Hải Dương, Hải Phòng (mỗi địa phương 1 ca).

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có  1.778.976  ca mắc, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có  18.040  ca mắc).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là  1.773.170  ca, trong đó có  1.394.340  bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (504.859 ca), Bình Dương (290.996 ca), Đồng Nai (98.132 ca), Tây Ninh (77.921 ca), Hà Nội (51.731 ca).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 24.461 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 1.397.157 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là  6.427 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.496 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 979 ca; Thở máy không xâm lấn: 162 ca; Thở máy xâm lấn: 771 ca; ECMO: 19 ca.

Ngày 3/1 ghi nhận 190 ca tử vong; Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 31 ca, trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: An Giang, Tiền Giang (mỗi địa phương 2 ca), Long An, Bình Phước (mỗi địa phương 1 ca).

Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (19 ca), Đồng Tháp (14 ca), Vĩnh Long, Cần Thơ (mỗi địa phương 13 ca), Tây Ninh (12 ca), Bình Dương (11 ca), Bến Tre (10 ca), Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu (mỗi địa phương 9 ca), Sóc Trăng (8 ca), Tiền Giang (7 ca), Cà Mau (6 ca), Bình Thuận, Bạc Liêu (mỗi địa phương 5 ca), Huế (4 ca), Long An (3 ca), Bình Định, Trà Vinh, Khánh Hoà, Kiên Giang, Hậu Giang (mỗi địa phương 2 ca), Phú Yên (1 ca).

Chú thích ảnh
Các địa điểm bị phong tỏa do có trường hợp mắc COVID-19 tại ngõ 162B phố Tôn Đức Thắng. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 222 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.021 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca mắc.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.563.235 mẫu tương đương 75.170.635 lượt người.

Trong ngày 2/1 có 594.568 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 153.596.950 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.796.499 liều, tiêm mũi 2 là 69.285.967 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 6.514.484 liều.

*Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng các kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian, khả năng sinh miễn dịch của một số loại vaccine cho thấy các kháng thể sẽ tồn tại ít nhất 6 tháng. Mặc dù vaccine có thể mất khả năng bảo vệ chống lại việc nhiễm SARS-CoV-2 theo thời gian, nhưng khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng vẫn được duy trì lâu dài. Việc tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19 là cần thiết, 2 liều này được WHO định nghĩa như sau:

Liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19: Là liều vaccine được sử dụng cho những người đã hoàn thành đủ số mũi tiêm cơ bản theo hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine (có thể là một hoặc hai liều vaccine COVID-19 tùy thuộc vào loại vaccine). Mục tiêu của liều nhắc lại này là khôi phục hiệu quả của vaccine mà từ đó được coi là không còn đủ hiệu quả bảo vệ nữa.

Liều bổ sung vaccine phòng COVID-19: Có thể cần thêm liều bổ sung của vaccine cho những người mà tỷ lệ đáp ứng miễn dịch được coi là không đủ sau khi đã tiêm đủ số mũi tiêm của liều cơ bản. Mục tiêu của liều bổ sung này là tối ưu hóa hoặc tăng cường đáp ứng miễn dịch để thiết lập mức hiệu quả bảo vệ đủ để chống lại COVID-19. Đặc biệt, đối với những người bị suy giảm miễn dịch hay người cao tuổi thường không đạt được phản ứng miễn dịch đủ để bảo vệ sau khi đã tiêm đủ số mũi vaccine cơ bản.

TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›