Đã có lời giải về “cây hoa lạ” trong Thành cổ Sơn Tây

Thứ Hai, 09/06/2008 10:50 GMT+7

Google News

Hoa cây nưa nhà ông Lý Trực Dũng

(TT&VH Online) - Sau khi TT&VH số 6/6 đăng tải thông tin về “bông hoa lạ” trong thành cổ Sơn Tây, chúng tôi đã nhận được thông tin phản hồi rằng, ở vườn nhà sinh thái của ông KTS Lý Trực Dũng ở Hồ Dụ, Kỳ Sơn, Hoà Bình có rất nhiều loại hoa này.

Chúng tôi đã liên hệ với ông Dũng và được biết, ông Dũng có 6 “cây hoa lạ”. Người dân tộc gọi đây là cây nưa, tên khoa học là Amorphophallus paeoniifolius thuộc họ cây ráy (Araceae). Amorphophallus  có 170 loài  chủ yếu ở vùng xích đạo và Đông Á. Cây nưa này có củ khá lớn, lá non khi đâm chồi gọi là vòi, một cây (củ) thường chỉ có 2-3 lá và một hoa. Lá có thể cao 1 -1,5m, hoa to nhất được xác định ở Viêt Nam tới  0,5 m. Cánh  hoa màu tím sẫm, nhị cái cũng có màu tím và nhô cao hơn cánh hoa, chỉ 1 ngày là hoa tàn. Mùi hoa rất hắc, khó chịu nên con được gọi là hoa nưa thối.



Cây nưa với lá của nó ở một vùng Đông Á

Cây nưa  này ưa nơi ẩm thấp, lá mục, có bóng che , có nhiều ở Bình Trị Thiên cũ, Nghệ An, Hoà Bình... Hoa nưa  không phải là hoa lớn nhất, hoa lớn nhất thuộc loài Amorphophallus titanum có nguồn gốc từ Sumatra Indonesia. Hoa của nó cao tới 2,94 m được đo ngày 19/10.2005 tại vườn thực vật Stuttgart Đức.

Anh Dũng

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›