(Thethaovanhoa.vn) - Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 18/4 đến 16 giờ ngày 19/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.500 ca mắc mới trong nước (tăng 1.489 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.231 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.022 ca), Phú Thọ (838 ca), Yên Bái (605 ca), Quảng Ninh (584 ca), Nghệ An (571 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (557 ca), Vĩnh Phúc (554 ca), Hải Dương (531 ca), Bắc Kạn (483 ca), Đắk Lắk (478 ca), Tuyên Quang (457 ca), Thái Nguyên (432 ca), Lào Cai (411 ca), Bắc Giang (343 ca), Cao Bằng (282 ca), Gia Lai (281 ca), Thái Bình (268 ca), Bắc Ninh (244 ca), Quảng Bình, Hưng Yên (mỗi tỉnh 231 ca), Nam Định (230 ca), Hòa Bình (220 ca), Hà Giang (219 ca), Đà Nẵng (206 ca), Ninh Bình (191 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu, Sơn La (mỗi tỉnh 190 ca), Quảng Nam (189 ca), Điện Biên (179 ca), Hà Tĩnh (176 ca), Lai Châu (172 ca), Tây Ninh (168 ca), Lạng Sơn (166 ca), Hải Phòng (146 ca), Hà Nam (135 ca), Quảng Trị (131 ca), Quảng Ngãi (123 ca), Bình Định (123 ca), Cà Mau (121 ca), Đắk Nông (115 ca), Vĩnh Long (111 ca), Bình Dương (75 ca), Thanh Hóa (60 ca), Bến Tre (53 ca), Bình Phước (51 ca), Thừa Thiên Huế (50 ca), Phú Yên (48 ca), Long An (44 ca), Bình Thuận (40 ca), Khánh Hòa (37 ca), An Giang (32 ca), Sóc Trăng (26 ca), Bạc Liêu (22 ca), Trà Vinh (19 ca), Kon Tum (11 ca), Đồng Nai (8 ca), Cần Thơ (7 ca), Đồng Tháp (6 ca), Hậu Giang (4 ca), Kiên Giang (3 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lâm Đồng (141 ca), Yên Bái (110 ca), Hà Nội (87 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (257 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (220 ca), Đắk Lắk (155 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 18.051 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.489.319 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 106.052 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 10.481.571 ca, trong đó có 9.062.877 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.535.789 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (607.520 ca), Nghệ An (477.183 ca), Bình Dương (382.886 ca), Bắc Giang (380.933 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 124.630 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.065.694 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.010 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 732 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 122 ca; Thở máy không xâm lấn: 29 ca; Thở máy xâm lấn: 124 ca; ECMO: 3 ca.
Số bệnh nhân tử vong trong ngày là 18 ca. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 17 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.975 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca mắc. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 18/4 có 178.789 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 209.816.927 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 192.527.470 liều: Mũi 1 là 71.412.361 liều; Mũi 2 là 68.543.260 liều; Mũi 3 là 1.505.654 liều; Mũi bổ sung là 15.072.843 liều; Mũi nhắc lại là 35.993.352 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.250.513 liều: Mũi 1 là 8.832.868 liều; Mũi 2 là 8.417.645 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 38.944 liều (mũi 1).
Theo các chuyên gia y tế, với nhóm trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi, trước khi đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng COVID-19, gia đình cần theo dõi sát sức khỏe của trẻ, đánh giá việc ăn, ngủ, sinh hoạt có bất thường hay không, đặc biệt với nhóm 5-6 tuổi. Với các trường hợp lớn hơn, cha mẹ nên lưu ý các bất thường liên quan sức khỏe đường hô hấp.
Với những trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp, nghi ngờ mắc Covid-19 thì không đến điểm tiêm để tránh lây lan mầm bệnh, phụ huynh tạm thời dừng tiêm cho trẻ đến khi trẻ thật sự khỏe mạnh.
Khi tới các điểm tiêm chủng, cha mẹ cần chia sẻ cụ thể với cán bộ y tế khám sàng lọc về tiền sử bệnh tật, dị ứng, bệnh mãn tính của trẻ (nếu có) để có chỉ định và hướng dẫn cụ thể, cần thiết chuyển trẻ đến tiêm tại bệnh viện.
Các phụ huynh nên tuân thủ khuyến cáo ở lại điểm tiêm để theo dõi sau 30 phút nhằm xử lý kịp thời tình huống phản ứng phản vệ, đồng thời báo lại cho cán bộ y tế tình trạng của trẻ trước khi về. Khi về cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm.
TTXVN
Tags