Không có chuyện F0 Covid-19 được ra khỏi nhà

Thứ Ba, 15/03/2022 00:00 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Bộ Y tế cho biết, trong ngày 14/3, các địa phương ghi nhận số ca mắc COVID-19 giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (3.925 ca), Hà Giang (1.911 ca), Bình Dương (1.162 ca).

Hà Nội thêm 27.833 ca mắc Covid-19, tỷ lệ nhập viện điều trị chiếm 0,8%

Hà Nội thêm 27.833 ca mắc Covid-19, tỷ lệ nhập viện điều trị chiếm 0,8%

Tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ 18 giờ ngày 13/3 đến 18 giờ ngày 14/3, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 27.833 ca mắc COVID-19, giảm 1.500 ca so với hôm trước, trong đó có 9.491 ca tại cộng đồng và 18.342 ca đã cách ly.

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Thái Nguyên (2.241 ca), Bắc Ninh (1.054 ca), Hà Nội (564 ca).

Tính từ 16 giờ ngày 13/3 đến 16 giờ ngày 14/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 161.262 ca mắc mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 161.247 ca ghi nhận trong nước (giảm 5.706 ca so với ngày trước đó ca) tại 61 tỉnh, thành phố (có 113.084 ca trong cộng đồng).

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 164.807 ca/ngày.

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 108.407 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi là 3.271.978 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.230 ca.

Số bệnh nhân tử vong trong ngày là 92 ca, trong đó tại Hà Nội (11 ca), Quảng Ninh (7 ca), các địa phương còn lại từ 1-4 ca.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 84 ca/ngày.

Không có chuyện F0 Covid-19 được ra khỏi nhà, Covid 19 hôm nay, Covid mới nhất, covid 19 mới nhất, F0 Covid-19 có được ra khỏi nhà, fo có được ra khỏi nhà
Người dân tự test nhanh COVID-19 tại nhà đến khai báo y tế tại phường. Ảnh: Hoàng Hùng - TTXVN

Hà Nội vẫn đứng đầu cả nước với 29.833 ca, giảm 1.500 ca so với hôm trước, trong đó có 9.491 ca tại cộng đồng và 18.342 ca đã cách ly.

Như vậy, số ca mắc COVID-19 ghi nhận tại Hà Nội đã liên tục giảm trong 3 ngày gần đây.

 Đến hết ngày 13/3, Hà Nội có 536.826 ca mắc COVID-19 đang điều trị, theo dõi (giảm hơn 18.000 ca so với ngày 12/3). Trong đó có hơn 532.180 người theo dõi, cách ly tại nhà (chiếm 99%); hơn 430 người cách ly tại cơ sở thu dung, điều trị của thành phố và của các quận, huyện, thị xã. Có 3.972 người điều trị tại các bệnh viện tầng 2-3 của thành phố và 360 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc COVID-19 phải nhập viện ở Hà Nội chiếm 0,8% tổng số ca đang điều trị, theo dõi trên toàn thành phố. Tổng số lượt bệnh nhân điều trị khỏi ở Hà Nội là 1.116.497 người.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 14/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế Thành phố họp báo định kỳ thông tin về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố. Nhiều nội dung liên quan việc cung ứng thuốc Molnupiravir trị COVID-19 cho F0 và tình hình mắc COVID-19 ở học sinh được đại diện các cơ quan chức năng thông tin.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở vừa có đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố về việc mua thuốc Molnupiravir để cấp miễn phí cho người mắc COVID-19 trên địa bàn. Theo bà Mai, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, bệnh nhân sẽ được khám và điều trị miễn phí. Do đó, thuốc điều trị cũng sẽ được cấp miễn phí như thời gian vừa qua.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai thông tin, với thuốc Molnupiravir, Bộ Y tế đã có những đợt thử nghiệm lâm sàng, ghi nhận có kết quả tốt. Thế giới cũng công nhận hiệu quả của thuốc này. Ngày 14/3, Sở Y tế có văn bản, xin chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố được phép mua thuốc Molnupiravir để cung ứng cho người dân.

“Thuốc sẽ được cấp miễn phí với các F0 cách ly tại nhà, đủ điều kiện sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thông qua các trạm y tế, trạm lưu động. Sở Y tế hiện đang chờ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố về phương hướng triển khai đề xuất này”, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho hay.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 102.224 F0 đang theo dõi tại nhà, nhu cầu sử dụng thuốc Molnupiravir gia tăng. Tuy nhiên, số lượng thuốc miễn phí do Bộ Y tế cung cấp hiện sắp hết.  

Về việc cấp giấy hoàn thành cách ly F0, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, Sở Y tế đang phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông để cải cách hành chính trong việc quản lý F0 tại cộng đồng bằng phần mềm. Người mắc COVID-19 tại nhà có thể tải ứng dụng để khai báo y tế, thực hiện theo hướng dẫn. Sau đó, trạm y tế có thể tiếp nhận thông tin, xác minh thông tin để xác định là F0. Sau khi hoàn thành cách ly, người dân có thể tự quay lại hình ảnh xét nghiệm nhanh tại nhà để báo cáo trạm y tế địa phương. Khi xác nhận thông tin, trạm y tế sẽ xuất giấy hoàn thành cách ly y tế. Mô hình này đã thí điểm được 2 ngày, đang được tổng kết, đánh giá kết quả để nhân rộng ra các địa phương.

Chú thích ảnh
Đoàn viên thanh niên đến phát thuốc cho gia đình có bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Về việc Bộ Y tế có hướng dẫn "F0 được ra khỏi nhà nhưng phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách", ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, đến chiều 14/3, HCDC mới nhận được hướng dẫn này của Bộ Y tế. HCDC đang tiến hành phân tích để đưa ra những điều chỉnh quản lý F0 theo hướng dẫn.

Trước nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung: "Người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác", quy định trong Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID- 19, do Bộ Y tế ban hành ngày 14/3.

Bộ Y tế thông tin cho biết, nơi cách ly ở đây là trong căn nhà, không có chuyện F0 được ra khỏi nhà, ra ngoài đường.

Để tránh dư luận có nhiều cách hiểu khác nhau, Tổ biên tập hướng dẫn này cũng đã điều chỉnh quy định trên thành "Người mắc COVID-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà”.

Hướng dẫn cũng quy định các các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm đối với người mắc COVID-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người mắc COVID-19. Theo đó, người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với người mắc COVID-19.

Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa...) tại khu vực này.

Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn. Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

Về chế độ ăn uống, sinh hoạt: Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả... Không bỏ bữa. Nên nghỉ ngơi.

Đối với người lớn nên vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe), tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, suy nghĩ tích cực và duy trì tâm lý thoải mái.

TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›