Omicron có thể gây nguy cơ tái nhiễm cao hơn 3 lần so với Delta

Thứ Sáu, 03/12/2021 14:38 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 2/12, các nhà khoa học Nam Phi công bố kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có thể gây nguy cơ tái nhiễm ở người đã khỏi bệnh cao hơn 3 lần so với các biến thể Delta và Beta.

Ảnh hưởng của biến thể Omicron đến sự phục hồi của kinh tế thế giới

Ảnh hưởng của biến thể Omicron đến sự phục hồi của kinh tế thế giới

Sau gần 2 năm chao đảo với đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia đã phải thay đổi chiến lược chống dịch, từ phong tỏa sang thích ứng linh hoạt, từ Zero COVID sang sống chung an toàn với COVID-19, từ đó tạo tiền đề cho quá trình phục hồi kinh tế.

Các kết quả trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học Nam Phi phân tích các dữ liệu thu thập được từ hệ thống y tế quốc gia. Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng dịch bệnh học đầu tiên về nguy cơ Omicron có thể lẩn tránh miễn dịch có được sau khi nhiễm bệnh. Nghiên cứu được đăng trên chuyên trang tập hợp các nghiên cứu sơ bộ chưa qua rà soát, tức bản chưa được đánh giá chéo.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu về 35.670 ca nghi tái nhiễm trong tổng cộng 2,8 triệu người có kết quả dương tính với virus được công bố trước ngày 27/11 vừa qua. Các ca bệnh được xác nhận là tái nhiễm nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus vào thời điểm 90 ngày sau khi được công bố khỏi bệnh.

Omicron, biến thể Omicron, Biến thể gây nguy cơ tái nhiễm, Omicron gây tái nhiễm, Omicron gây tái nhiễm cao gấp 3 lần Delta, biến thể Delta, biến thể virus SARS-CoV-2
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Tembisa, Nam Phi. Ảnh: AFP/ TTXVN

 Chia sẻ trên Twitter, Giám đốc Trung tâm phân tích và mô phỏng dịch bệnh học DSI-NRF Nam Phi, bà Juliet Pulliam, cho biết các ca tái nhiễm ghi nhận trong thời gian vừa qua xảy ra ở những người từng mắc bệnh trong cả 3 làn sóng dịch bệnh trước đó.

Trong số này, chủ yếu là những người từng mắc bệnh trong làn sóng dịch do biến thể Delta gây ra. Hồi giữa tháng 11, Nam Phi ghi nhận khoảng 300 ca/ngày nhưng đến  ngày 1/12, quốc gia này ghi nhận hơn 8.500 ca mắc mới, tăng mạnh từ mức 4.373 ca mắc mới một ngày trước đó, với 3/4 số ca mắc mới là nhiễm biến thể Omicron.

Nếu như số ca tái nhiễm trong số này chiếm đa số, có thể thấy Omicron có khả năng tránh được kháng thể tự nhiên. Tuy nhiên, chuyên gia Pulliam lưu ý rằng các tác giả nghiên cứu chưa có thông tin cụ thể về tình trạng tiêm phòng của nhóm đối tượng được nghiên cứu và vì thế không thể đánh giá về nguy cơ Omicron lẩn tránh khả năng miễn dịch có được sau khi tiêm vaccine.

Các nhà nghiên cứu cũng dự định tiếp theo sẽ nghiên cứu về vấn đề này. Các dữ liệu về nguy cơ Omicron gây bệnh nặng, trong đó có cả những người đã từng mắc bệnh, cũng đang rất được quan tâm.

Michael Head, nhà khoa học từ Đại học Southampton, đánh giá cao chất lượng của nghiên cứu trên. Chuyên gia này cho rằng kết quả phân tích thực sự đang chứng minh cho những lo ngại trước đó rằng Omicron có thể dễ dàng lẩn tránh khả năng miễn dịch ở người từng mắc bệnh.

Omicron, biến thể Omicron, Biến thể gây nguy cơ tái nhiễm, Omicron gây tái nhiễm, Omicron gây tái nhiễm cao gấp 3 lần Delta, biến thể Delta, biến thể virus SARS-CoV-2
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế ở Apple Valley, bang California (Mỹ) ngày 11/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhà khoa học hàng đầu Nam Phi, Anne von Gottberg, chuyên gia từ Viện nghiên cứu dịch bệnh truyền nhiễm quốc gia, cũng dự báo số ca mắc ở nước này sẽ tiếp tục tăng theo cấp số nhân ở tất cả các tỉnh trên cả nước, tuy nhiên giới chức vẫn tin tưởng vaccine có hiệu quả ngăn chặn nguy cơ bệnh nặng. 

 Đến nay, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều kêu gọi các quốc gia khác cân nhắc lại lệnh cấm đi lại với các nước ở miền Nam châu Phi. Dù Nam Phi và Botswana là những nước đầu tiên phát hiện biến thể Omicron nhưng chưa có bằng chứng nào chắc chắn về nguồn gốc của biến thể này. Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp gây tổn hại đến các nước nhanh chóng báo cáo về biến thể là điều không công bằng.

    Lê Ánh/TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›