“Túi xách thời trang không thay đổi thế giới. Chính những người phụ nữ dùng chúng mới có thể thay đổi được thế giới.”
Ngày 20/10 luôn là dịp để tôn vinh phái đẹp, tôn vinh những người phụ nữ xung quanh ta và cũng là thời điểm lý tưởng để mọi người trao tay những món quà cùng lời chúc tốt đẹp đến một nửa thế giới ấy. Đúng dịp này, chúng tôi đã có một buổi trò chuyện nhanh trước thềm chuyến bay kết thúc chuyến công du tới Boston, Hoa Kỳ của một người phụ nữ rất đặc biệt - Chị Bùi Kim Thuỳ, Đại diện Cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Chị Thùy là người có nhiều năm tham gia đàm phán các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mà Việt Nam/ASEAN là thành viên. Chị cũng đồng thời là thành viên Hội đồng Cố vấn HARVARD khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là 1 người phụ nữ rất xinh đẹp, nữ tính nhưng lại có một năng lượng làm việc không thua kém bất kỳ 1 đấng mày râu nào, cùng chia sẻ về những câu chuyện nhỏ xinh xoay quanh 1 vật dụng thiết yếu và cũng là yêu thích của bất kỳ người phụ nữ nào - đó là chiếc túi xách.
PV: Là một người phụ nữ hiện đại và rất bận rộn với những lịch trình công tác cần phải di chuyển liên tục cùng lịch làm việc dày đặc, vậy những vật dụng thiết yếu nào luôn được hiện diện trong túi xách của chị?
Đối với bất kì người phụ nữ nào, chiếc túi xách như chứa đựng cả thế giới của cô ấy, và với Thuỳ cũng vậy. Với 1 lịch trình làm việc dày đặc và liên tục, thì những vật dụng sau đây là những thứ luôn có mặt trong chiếc túi xách của Thuỳ, đến từ những thương hiệu rất quen thuộc: Ví đựng namecard và thẻ, Tai nghe không dây Airpod của Apple, điện thoại Iphone, thuốc nhỏ mắt V-Rohto, thuốc chống dị ứng Xyzal, bút bi Thiên Long, son và 1 chiếc bấm móng tay mini của Victorinox.
PV: Với những vật dụng thiết yếu như vậy của một người phụ nữ hiện đại bận rộn, thì một chiếc túi xách như thế nào sẽ được xem là lý tưởng, đặc biệt cho những chuyến công tác dài ngày cho cuộc họp Hội đồng Cố vấn Harvard tại Boston, Hoa Kỳ lần này của chị Thuỳ?
Đối với những chuyến công tác dài ngày như này, tôi thường mang theo 2 chiếc túi xách, 1 chiếc túi size nhỏ, tuy nhỏ nhưng có võ có thể đựng mọi thứ, trừ laptop và 1 chiếc túi to, kiểu túi Tote, có thể đựng tất cả thế giới của người phụ nữ, bao gồm cả laptop, “chiếc máy để đi cày" của người phụ nữ hiện đại. Chiếc túi to tôi thường dùng cho những buổi họp, hội nghị, cần dùng đến laptop, còn chiếc túi nhỏ tôi sẽ dùng cho những lúc còn lại. Tôi đề cao sự đơn giản và thuận tiện bởi sự thanh lịch, tinh tế luôn đến từ sự giản dị, và có một thương hiệu Việt Nam giúp tôi thể hiện được điều này.
PV: Chị muốn truyền thông điệp gì qua những chiếc túi xách của mình khi gặp những đối tác là chính khách, doanh nhân Hoa Kỳ trong chuyến công du này?
Túi xách là vật biểu trưng cho gu thẩm mỹ và cá tính của người phụ nữ. Thông qua 2 chiếc túi xách của mình trong chuyến đi công tác tại Mỹ lần này, tôi muốn tôn vinh một thương hiệu đến từ Việt Nam nhưng lại hội tụ được những gì là tinh hoa bậc nhất của ngành công nghiệp túi xách toàn cầu. Những chiếc túi xách của thương hiệu này được chế tác từ những đường khâu tỉ mỉ tinh xảo của những thợ thủ công có tay nghề bậc cao tại Việt Nam, và nguyên liệu từ chỉ khâu, khóa kéo, tới những thước da thượng hạng đều đến từ những nhà cung cấp tốt nhất trong ngành thời trang thế giới.
Thay vì Made-in một địa danh cụ thể nào đó, chúng ta có thể nhìn ra thế giới để làm quen với một khái niệm mới “Made in the World” với một khái niệm mới “Made in the World” với một sản phẩm được hội tụ từ tinh hoa toàn cầu. Việc “Made-in-ở đâu” chỉ nói lên địa điểm cuối cùng của nơi sản phẩm được gia công/ chế tác mà thôi. Chẳng hạn như Apple được gia công lắp ráp bên ngoài nước Mỹ, hầu như không có hoặc có rất ít nguyên vật liệu cấu tạo nên Apple được sản xuất tại tại nước Mỹ, nhưng nhắc đến Apple, là nhắc tới một biểu tượng của nước Mỹ, bởi tinh hoa của sản phẩm, bộ não của sản phẩm: được định danh tại nước Mỹ. Và Giovanni cũng vậy, một sản phẩm được phát triển tại Việt Nam, bởi người Việt Nam nhưng là sự hội tụ của mọi tinh hoa trong ngành công nghiệp thời trang toàn cầu.
PV: Nếu được đổi chiếc túi xách chị đang dùng để lấy một chiếc túi của thương hiệu xa xỉ khác của Pháp hay Italy, chị sẽ đổi lấy chiếc túi nào?
“Xa xỉ” hay “hàng hiệu” ko nên hiểu là “đồ đắt tiền đến từ những thương hiệu tên tuổi”. Trong thời đại mới, “xa xỉ” hay “hàng hiệu” có thể được hiểu là những thứ rất khó mới có được, hoặc phải đạt rất nhiều thành tựu mới có được, thậm chí có tiền cũng không mua được. Với định nghĩa “giản dị, không tốn nhiều tiền” này, tôi lựa chọn đổi một chiếc túi vải có logo “HARVARD”, ngôi trường nơi tôi đang có cuộc họp tại đây. Một thành viên trong Hội đồng Cố vấn Harvard đã rất thích chiếc túi mà tôi đang xách theo nên tôi đã tặng cô ấy luôn, và đổi lại, tôi tự thưởng cho mình 1 chiếc túi vải HARVARD, mà không phải bất kỳ một thương hiệu xa xỉ nào khác.
PV: Nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10, chị có thể chia sẻ điều gì để truyền cảm hứng tới những người phụ nữ không thưa chị?
Phụ nữ ngày nay rất tài năng, có thể làm mọi việc không thua kém gì nam giới, thậm chí còn hơn nam giới ở thiên chức cao quý là “mang thai và làm mẹ". Thuỳ luôn mong rằng, chị em phụ nữ hiện đại luôn có thật nhiều cơ hội để học hỏi và làm giàu thêm vẻ đẹp tri thức, cũng như luôn có ý thức trong việc làm đẹp cho chính mình bằng những chiếc túi, những phụ kiện hay những bộ trang phục mà qua đó thể hiện được tính cách cũng như sự tự tin của mình, để luôn có một cuộc sống hạnh phúc, đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài. Có một câu nói Thuỳ rất tâm đắc và muốn gửi gắm tới chị em chúng mình nhân ngày 20/10, đó là “
“ Phụ kiện thời trang không thay đổi thế giới. Chính những người phụ nữ dùng chúng mới có thể thay đổi được thế giới.” Chúc cho chị em phụ nữ luôn tìm được cho mình những phụ kiện thời trang phù hợp và qua đó có thể tuyên ngôn rằng, chúng ta, những người phụ nữ, là những người sẽ góp phần thay đổi thế giới tốt đẹp hơn”.
PTTT