- Phỏng vấn: "10 năm không liên lạc nhưng vẫn được bạn mời cưới, bạn có đi không?" Chàng trai EQ cao trả lời khôn khéo, được tuyển ngay
- Lòng bàn tay của các đại gia hóa ra có điểm chung: Có 4 điểm này dễ làm lãnh đạo, cuộc đời không trước thì sau kiểu gì cũng giàu sang phú quý
- Cặp đôi trẻ trả hết khoản nợ 30 năm chỉ trong 2 năm với 5 mẹo đơn giản: Chỉ tiêu 1/4 thu nhập, đàm phán cả lương, chấp nhận làm công việc không thích
Sau 7 năm tranh đấu, gia đình của bà Dương cuối cùng cũng chịu rời đi với khoản đền bù 130 triệu NDT, gấp 6 lần số tiền ban đầu.
Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, các thành phố ngày càng trở nên xinh đẹp, lung linh và hiện đại với những tòa nhà cao chọc trời. Việc phát triển những dự án như vậy cần rất nhiều sự hợp tác của người dân. Họ phải đồng ý di dời thì mới có thể tiến hành mở đường, xây nhà mới.
Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ là dễ dàng khi nhiều hộ gia đình vì cảm thấy chưa được đền bù thỏa đáng nên vẫn không hợp tác mà kiên trì ở lại, bất chấp nhiều cuộc thương thảo diễn ra nhưng không có kết quả. Trong đó, có thể kể đến câu chuyện của gia đình bà Dương ở Long Hoa, phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Gia đình bà Dương còn được mệnh danh là “gia đình cứng đầu nhất Quảng Đông” khi lì lợm bám trụ với “cuộc chiến” đòi tiền bồi thường thiệt hại kéo dài dai dẳng trong nhiều năm.
Theo đó, bà Dương là chủ của ngôi nhà bảy tầng nằm trên mảnh đất có diện tích sàn 120m2, diện tích xây dựng hơn 1.000 m2, gần Ga xe lửa Bắc Thâm Quyến sầm uất. Đây là khu vực được mệnh danh là “tấc đất tấc vàng”. Trước đó nhiều năm, người phụ nữ này đã bỏ ra 180.000 NDT mua mảnh đất rộng 120m2 này để xây nhà. Do diện tích nhà lớn và ở vị trí lý tưởng nên khi có kế hoạch di dời để nhường chỗ cho một dự án phát triển đô thị, gia chủ đã từ chối khoản phí bồi thường 20 triệu NDT và kiên quyết không chịu chuyển đi.
Cùng với nhà bà Dương còn có thêm 3 chủ căn hộ khác cũng quyết tâm bám trụ đến cùng. Sau nhiều lần thương lượng, các nhà phát triển dự án đành bất lực vì không thể thuyết phục họ chuyển đi. Điều này cũng kéo theo tiến độ phát triển đô thị cũng bị chậm trễ. Khu vực được đánh giá là phồn hoa, thịnh vượng dần trở nên suy tàn theo năm tháng, khắp nơi mọc toàn cỏ dại và rải rác phế thải xây dựng, trông rất hoang tàn.
Theo thời gian, chủ nhân của 3 căn nhà kia lần lượt chấp nhận khoản đền bù và chuyển đi. Chỉ có gia đình bà Dương vẫn kiên quyết ở lại với lý do không hài lòng với số tiền nhận được. Cuộc tranh chấp kéo dài nhiều năm sau đó. Đến năm thứ 7, gia chủ “cứng đầu” này cuối cùng cũng chịu thỏa hiệp với mức bồi thường cao ngất ngưởng là 130 triệu NDT. Tòa nhà 7 tầng sau đó bị xóa sổ.
24 gia đình "khá giả" góp tiền tỷ mua 8.000m2 đất hoang xây làng "biệt phủ": Xây dựng mất 4 năm, giá nhà tăng chóng mặt sau 10 nămTags