- LHQ kêu gọi góp tiền cho Quỹ ứng phó khẩn cấp cứu giúp người khuyết tật, người già, phụ nữ và trẻ em gái
- Nơi phụ nữ lần đầu tiên không cần xin phép chồng đi xem World Cup: Từng bị trói buộc bởi luật lệ hà khắc, đàn ông mới là tối thượng
- Một đất nước nhỏ bé, nhiều người mẫu, hoa hậu bậc nhất nhưng phụ nữ lại cực khó lấy được chồng: Vì đâu đến nỗi?
Tổng tài sản của phụ nữ ở châu Á đang ở mức cao thứ hai thế giới, nhưng tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại.
Lần đầu tiên, khối lượng tài sản của phụ nữ ở châu Á cao hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới (trừ Bắc Mỹ) và tổng tài sản đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong các khu vực.
Theo phân tích của tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) thực hiện cho tờ Nikkei Asia, phụ nữ châu Á (trừ Nhật Bản) sẽ nắm giữ khối tài sản trị giá 27.000 tỷ USD vào năm 2026, nhiều hơn 6.000 tỷ USD so với phụ nữ Tây Âu. Tổng tài sản của phụ nữ ở châu Á đã vượt qua Tây Âu vào cuối năm 2021.
Kể từ năm 2019, khối tài sản của phụ nữ châu Á đã tăng thêm 2.000 tỷ USD hàng năm. Tốc độ tăng trưởng cao này dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài trong 4 năm tới với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 10,6%. Phân tích BCG dựa trên sự giàu có về tài chính, bao gồm quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ và lương hưu, cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết cũng như vốn chủ sở hữu khác, tiền tệ và tiền gửi, trái phiếu và các tài sản tài chính khác.
BCG đã loại Nhật Bản khỏi bản phân tích và cho biết phụ nữ tại nước này chỉ nắm giữ một phần nhỏ tài sản quốc gia, thấp hơn nhiều so với các thị trường tương đương. Bên cạnh đó, tốc độ tăng tài sản của phụ nữ ở Nhật Bản cũng chậm hơn nhiều và chỉ ở mức 2,6%.
Theo danh sách tỷ phú hàng năm của Forbes, số lượng nữ tỷ phú tại châu Á đã tăng từ 13 tỷ phú năm 2010 lên 92 tỷ phú vào năm 2022.
Tuy nhiên, 75% phụ nữ châu Á vẫn làm việc trong khu vực phi chính thức, nơi việc làm thường bấp bênh, lương thấp hơn và không được tiếp cận với bảo trợ xã hội. Tỷ lệ này sẽ ngày càng cao khi tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 đẩy nhiều phụ nữ và trẻ em gái vào cảnh nghèo đói. Ở Nam Á, các hình thức phân biệt đối xử xã hội cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng.
Tags