Quyết định từ bỏ công việc hiện tại, cô gái trẻ sinh năm 1995 đã lựa chọn công việc kinh doanh thu gom phế liệu với mức thu nhập khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Theo thời báo Bắc Kinh đưa tin, gần đây, câu chuyện một cô gái tốt nghiệp ngành kinh tế và thương mại quốc tế tại Đại học Trịnh Châu (Trung Quốc) kiếm được hơn 10.000 nhân dân tệ/tháng (khoảng hơn 34 triệu VNĐ/tháng) chỉ dựa vào việc thu gom phế liệu đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Được biết, cô gái trẻ họ Hoàng (sinh năm 1995) này tốt nghiệp vào năm 2018. Sau khi ra trường, tuy nhận được tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc nhưng dường như công việc nào cô cũng chỉ làm trong khoảng thời gian ngắn rồi nghỉ.
Sau 4 lần nhảy việc, vào tháng 8/2022, nhận thấy không muốn bản thân lặp đi lặp lại vòng xoáy tìm kiếm những việc không đúng ý thích, cô đã quyết định nghỉ việc và bắt đầu kinh doanh thu gom đồng nát.
"Đừng để vấn đề bằng cấp hay con đường học vấn trở thành xiềng xích trói buộc bạn vào một công việc". Cô chia sẻ.
Cô gái họ Hoàng quyết định nghỉ việc để theo đuổi con đường kinh doanh "đồng nát".
Tấm bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế và thương mại quốc tế tại Đại học Trịnh Châu từng khiến nhiều người ao ước có được của cô gái trẻ. (Ảnh: Sohu)
Cô gái trẻ họ Hoàng chia sẻ rằng lúc đầu cũng sợ bị phân biệt đối xử, nhưng sau đó nhận ra rằng những điều này không quan trọng. Cô cho rằng trình độ học vấn không nên là xiềng xích trói buộc bản thân và mong rằng mọi người sẽ đủ dũng cảm để làm những gì mình muốn.
Đối với cô, "thu gom rác" là bước đầu tiên để bắt đầu kinh doanh và cô gái nhỏ hy vọng sẽ cố gắng hết sức mình để liên kết các dịch vụ tái chế và vệ sinh trong tương lai.
"Tôi đã đạt được một mức độ tự do tài chính nhất định với công việc này", cô gái họ Hoàng nói. Cô cũng cho biết tuy mệt nhưng bản thân cảm thấy rất vui khi làm được một công việc ý nghĩa.
Hiện tại cô gái sinh năm 1995 này đã có mức thu nhập ổn định và tạm hài lòng với cuộc sống mà bản thân theo đuổi. (Ảnh: Sohu)
Về sự lựa chọn của cô gái họ Hoàng này, một số cư dân mạng đã dành nhiều lời khen ngợi và nói rằng "thật tuyệt khi được làm những gì bạn muốn làm",
Trong khi một số người lại đặt câu hỏi "Liệu đó có phải là sự lãng phí học vấn, tài năng và sự cường điệu hóa hay không?".
Phát triển nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân; có định hướng, tầm nhìn sâu rộng trong tương lai
Câu chuyện về cô gái trẻ chấp nhận từ bỏ công việc để theo đuổi niềm đam mê yêu thích, điển hình là việc "nhặt rác" đã dấy lên một hồi tranh cãi về nhận thức, tư duy của giới trẻ hiện nay.
Trước hết, cần phải rõ ràng rằng công việc được gọi là "thu gom phế liệu" của cô gái họ Hoàng này hoàn toàn là một kiểu kinh doanh, và sử dụng rất nhiều phương pháp tư duy quản lý trong dự án, vì vậy không nên đơn giản đánh đồng nó với định kiến xa lạ.
Thứ hai, mỗi người đều có kế hoạch nghề nghiệp và tầm nhìn tương lai khác nhau,
Thảo luận về việc "thu gom rác" của cô không có nghĩa là sẽ ủng hộ tất cả sinh viên đại học sau khi ra trường sẽ lựa chọn công việc này, cũng không truyền đạt rằng "thu gom rác" đối với sinh viên đại học là một lựa chọn đúng nghề, hợp lý.
Mỗi sinh viên tốt nghiệp đại học nên lập kế hoạch phát triển phù hợp với bản thân dựa trên tình hình thực tế và môi trường việc làm hiện tại.
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, nhiều bạn trẻ phải đối mặt với sự hoang mang và khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. (Ảnh: Sohu)
Vào năm 2023, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc lên tới 11,58 triệu người và tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp rất nghiêm trọng.
Đối mặt với tình hình thực tiễn, đòi hỏi mỗi bạn buộc cân nhắc kỹ càng, đưa ra những lựa chọn hợp lý. Vởi đôi khi, học vị, bằng cấp quả thực là "hành trang" để sinh viên đi xin việc, nhưng xét chọn nghề nghiệp dựa trên học vị là một sự xa rời những quan niệm lạc hậu của xã hội và sự phát triển của thời đại, và điều này lẽ ra đã bị phải xóa bỏ đi từ lâu.
Ngoài ra, đó cũng là một kiểu tư duy cô đọng khi cho rằng một người làm công việc "nhặt rác" sẽ "nhặt rác" cả đời, mà không nghĩ đến việc công việc này liệu có đảm bảo chất lượng cuộc sống cho con người cao hơn không, từ đó giúp nâng tầm ngành, nghề truyền thống và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Nói một cách đơn giản, bất kể bạn có loại bằng cấp học vấn nào, việc làm phụ thuộc vào khả năng của bạn. Điều này không dựa trên ý chí của cá nhân, để đạt được sự nghiệp và phát triển nghề nghiệp, mỗi cá nhân phải xem xét lại nền tảng học vấn, phân tích khả năng của bản thân từ đó có mong muốn trở thành người như thế nào trong tương lai.
Trong các quan niệm xã hội trước đây, nhiều người tuân theo quan niệm "được nhận vào trường đại học là tốt rồi" hay "vào trường danh tiếng thì tương lai xán lạn",... Trên thực tế, đây là quan niệm về giáo dục và thành công trong cuộc sống ngày xưa. Còn đối với thời đại của ngày nay, sự lên ngôi của nền công nghiệp 4.0 thì sẽ không còn áp dụng được nữa.
Từ góc độ cá nhân, mong rằng mỗi sinh viên tốt nghiệp đại học có thể sẽ sớm thoát khỏi định kiến về tư duy xã hội, trình độ học vấn và hình thành tư duy về năng lực, trên cơ sở đánh giá khách quan năng lực của bản thân.
Các bạn nên trân trọng kiến thức, kỹ năng và cơ hội mà mình có được và sử dụng chúng trong các lĩnh vực rộng lớn, có ý nghĩa và có giá trị hơn như xây dựng quốc gia, phát triển xã hội và phục hưng quốc gia.
Hãy làm chủ tương lai của chính mình, định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng và sống một cuộc đời thật huy hoàng, hạnh phúc!
Tags