- Bán nhà ở quê "gom" được hơn 2 tỷ mua chung cư nội thành, tôi lỗ to sau 3 năm: Ngay cả chốn để về cũng không còn
- Căn chung cư Thiều Bảo Trâm đang sống: Không đầu tư thiết kế nhưng mạnh tay khoản sắm đồ, sẵn sàng chi hơn 100 triệu cho 1 thứ đặt ở bếp
- Gom góp gần 1,6 tỷ đồng để mua căn hộ chung cư cũ, tôi hối hận không kịp: Ham nhà rẻ, kết quả nhận được khiến tôi hoảng hồn
- Sống thấp thỏm ở chung cư vì sợ ban công tầng trên đổ sập lên người
Trả nhà trước khi hết hợp đồng nhưng không đòi lại được tiền cọc, cô gái hành động quá nông nổi.
Sự việc xảy ra tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Cô Vương muốn hủy hợp đồng thuê nhà trước hạn và yêu cầu chủ nhà họ Hồ trả lại tiền cọc. Tuy nhiên, ông Hồ từ chối trả lại tiền cọc, yêu cầu cô Vương thực hiện như đúng hợp đồng: Nếu trả nhà trước thời hạn sẽ bị mất tiền đặt cọc. Cô Vương cảm thấy rất vô lý và tức giận.
Sau khi bị từ chối, cô đã cắt rèm cửa trong phòng, cắt dây điện, phá hỏng cửa nhà vệ sinh và ổ khóa... Khi ông Hồ hỏi lý do, cô Vương trả lời rằng do ông Hồ không chịu trả lại cho mình tiền cọc, giữa hai người bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn.
Cố ý phá hoại tài sản vì không được trả lại tiền cọc thuê nhà
Ông Hồ cho thuê một căn nhà rộng 80 mét vuông ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Cô Vương đang làm việc tại đây, thấy giá cả hợp lý với nhu cầu liền tìm tới đặt vấn đề thuê căn hộ. Ông Hồ thấy cô Vương ăn mặc lịch sự tươm tất, chắc là người biết giữ gìn trân trọng căn nhà nên ông đã đồng ý cho thuê.
Hai người ký hợp đồng hợp đồng thuê nhà 3 tháng 1 lần, tiền thuê hàng tháng là 3800 NDT (tương đương 13 triệu VND) và đặt cọc 5000 NDT ( khoảng 17 triệu VND). Nếu cô Vương trả nhà sau đúng 3 tháng thì tiền đặt cọc có thể hoàn lại trực tiếp cho cô. Hai người đều rất hài lòng với thỏa thuận này.
Thế nhưng chưa chuyển vào sống chưa được 2 tháng, cô Vương đã gặp ông Hồ và nói rằng mình không thuê căn nhà đó nữa vì hiện tại công việc đã thay đổi, đồng thời yêu cầu ông Hồ trả lại tiền cọc cho cô.
Hợp đồng thuê nhà là 3 tháng, cô Vương đã vi phạm hợp đồng trả nhà trước thời hạn, trong trường hợp này còn yêu cầu trả tiền cọc, ông Hồ đương nhiên cảm thấy không vui. Ông Hồ nói với cô Vương có thể trả phòng nhưng không thể lấy lại tiền cọc. Cô Vương cũng không nói nhiều mà dọn đi ngay lập tức.
Biết cô Vương đã rời đi, ông Hồ đến sắp xếp lại căn nhà nhưng không thể nào mở cửa được. Không còn cách nào khác, ông Hồ chỉ đành tìm thợ mở khóa đến mở giúp mình, thợ mở khóa cho biết ổ khóa đã bị đổ keo vào để chặn lại. Trong lòng ông Hồ nảy sinh cảm giác không lành, cửa mở ông vội vã vào nhà kiểm tra, cảnh tượng trước mắt khiến ông không thể chấp nhận được, ngôi nhà vốn dĩ tốt đẹp giờ trở nên bừa bộn, chẳng khác nào bãi rác.
Ông Hồ cẩn thận kiểm tra từng phòng và phát hiện ra rằng cả ba cặp rèm đều bị cắt thành từng mảnh, đường ray rèm bị ai đó làm hư hỏng và nhà vệ sinh bị chặn bằng giẻ rách. Điều khiển từ xa của 4 máy điều hòa không khí đều bị mất, dây điện trong nhà bị phá hoại, thậm chí ống hút mùi của nhà bếp cũng bị cắt thành từng đoạn.
Ông Hồ lập tức liên lạc với cô Vương để hỏi rõ tình hình, cô Vương ở đầu dây bên kia thản nhiên nói rằng tiền đặt cọc mà cô đã nộp là để đảm bảo cơ sở vật chất trong nhà, vì ông Hồ không hoàn trả tiền đặt cọc nên những thứ bị hư hỏng trong nhà sẽ khấu trừ vào tiền đặt cọc đó. Những lời của cô Vương khiến ông Hồ không tài nào chấp nhận nổi, đồ đạc trong nhà có thể trừ vào tiền cọc khi nó hư hỏng trong điều kiện bình thường chứ không phải hư hỏng do cố ý phá hoại.
Thấy cô Vương hoàn toàn không nhận ra lỗi lầm của mình, ông Hồ đã quyết định khởi kiện và yêu cầu cô Vương bồi thường mọi thiệt hại tổng cộng 4.200 NDT (14 triệu VND). Một số người cho rằng ông Hồ làm thế cũng không đúng, nếu trả nhà rồi, chỉ cần hoàn lại tiền cọc thì có thể giải quyết êm xuôi mọi việc. Cứ khăng khăng giữ lại tiền cọc để bây giờ nhà bị phá hoại mới cảm thấy hối hận. Cũng có người cảm thấy ông Hồ làm như vậy là rất đúng, hợp đồng đã quy định rõ ràng các điều khoản và hai bên có trách nhiệm tuân thủ theo có thỏa thuận đó. Việc ông Hồ yêu cầu bồi thường tài sản bị phá hoại là hoàn toàn hợp lý.
Ai đúng ai sai?
Cô Vương thuê nhà của ông Hồ, hai người đã ký hợp đồng thuê nhà, việc ông Hồ không hoàn trả tiền đặt cọc có hợp pháp hay không còn phụ thuộc vào việc cô Vương có vi phạm hợp đồng hay không. Thực tế cho thấy việc cô Vương rút hợp đồng sớm là vi phạm hợp đồng, khi hai người ký hợp đồng đã thống nhất thời gian thuê là ba tháng và tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả sau bốn tháng thuê. Trong khi đó cô Vương trả lại hợp đồng thuê chỉ sau hai tháng.
Qua những điều trên có thể thấy rằng cô Vương đã vi phạm hợp đồng trước và gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của ông Hồ nên việc ông Hồ không trả tiền đặt cọc là hợp lý và hợp pháp. Mặc dù cô Vương thuê nhà của ông Hồ nhưng cô chỉ có quyền sử dụng căn nhà và các vật dụng trong nhà chứ không có quyền sở hữu. Hành vi làm hư hỏng các vật dụng và đồ đạc trong nhà đã thực sự đã xâm phạm đến quyền tài sản của ông Hồ.
Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại, cô Vương phải khôi phục lại toàn bộ cơ sở vật chất bị hư hỏng như ban đầu, hoặc bồi thường bằng tiền mặt. Cuối cùng, phiên tòa kết luận danh sách thiệt hại do ông Hồ đưa ra là chính đáng và cần được công nhận, cô Vương bị kết án và bồi thường thiệt hại tài sản cho ông Hồ 4.200 NDT và vẫn mất số tiền cọc 5000 NDT (tổng số tiền cô phải chịu mất là 9200 NDT, tương đương khoảng 30 triệu đồng).
Vì một chút nông nổi, cô gái phải chịu trả giá đắt cho hành động của mình.