Trái phiếu bảo vệ động vật sắp được phát hành lần đầu tiên trên thế giới

Thứ Sáu, 19/07/2019 08:46 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Tổ chức bảo vệ thiên nhiên Conservation Capital vừa thông báo cơ quan này sẽ phát hành một loại trái phiếu chuyên biệt để huy động nguồn tài chính dành cho công tác bảo vệ loài tê giác đen châu Phi. Với kỳ hạn 5 năm, đây là loại trái phiếu đầu tiên trên thế giới phát hành với mục đích bảo tồn động vật hoang dã.  

Mỹ thử nghiệm thành công vaccine phòng chống virus Zika trên động vật

Mỹ thử nghiệm thành công vaccine phòng chống virus Zika trên động vật

Các nhà khoa học Mỹ ngày 28/6 công bố đã thử nghiệm thành công vaccine phòng chống virus Zika trên động vật trong phòng thí nghiệm, mở ra hi vọng sớm sản xuất vaccine dành cho người nhằm ngăn ngừa loại virus đang lây lan nhanh chóng này.

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, với tổng trị giá phát hành 50 triệu USD, trái phiếu có tên "impact bond" này sẽ bắt đầu được đưa ra chào bán vào năm 2020 và nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập cao có mối quan tâm đến công tác bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Tuy nhiên, Conservation Capital cho biết sau khi đáo hạn, các nhà đầu tư trái phiếu sẽ nhận lại khoản tiền gốc trong khi phần lợi nhuận sẽ chỉ được chi trả trong trường hợp số lượng cá thể tê giác có sự tăng trưởng.   

Trong một thông báo, tổ chức có trụ sở tại Kenya này cho biết số tiền huy động từ ‘’impact bond’’ sẽ được sử dụng để bảo tồn loài tê giác đen tại 5 khu vực tại Nam Phi và Kenya, nơi hiện có khoảng 700 cá thể đang sinh sống. Theo Conservation Capital, mục tiêu của của dự án phát hành trái phiếu nhằm giúp nâng tổng số cá thể tê giác đen tại các khu vực trên lên 10% trong vòng 5 năm tới.   

Chú thích ảnh
Một con tê giác đen tại khu bảo tồn tê giác Ol Jogi ở Kenya. Ảnh: AFP

Đề cập tới dự án, ông Oliver Withers, trưởng bộ phận tài chính của Zoological Society of London – tổ chức từ thiện hiện đang phối hợp thực hiện dự án cùng Conservation Capital, nhấn mạnh đây là phương thức gây quỹ bảo vệ thiên nhiên hoàn toàn mới và nếu thành công sẽ được tiếp tục áp dụng để thực hiện việc bảo tồn những loài động vật khác.   

Theo Conservation Capital, tê giác đen được lựa chọn để bảo tồn trong dự án này vì đây là loài động vật đặc hữu của châu Phi hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Ngoài ra, với hình thể khổng lồ cùng tập tính bầy đàn, việc kiểm soát số lượng cũng sẽ dễ dàng hơn đối với những chuyên gia bảo vệ động vật hoang dã. Hiện chỉ còn khoảng 5.500 cá thể tê giác đen đang sinh sống tại châu Phi và phân bố chủ yếu tại khu vực miền Nam lục địa này, giảm đáng kể so với 65.000 cá thể trong năm 1970.     

Trước đó, hồi tháng 5 vừa qua, các nhà bảo vệ thiên thiên Nam Phi cho biết họ đã thành công trong việc bảo tồn gần 700 cá thể tê giác sau khi tiêm một hỗn hợp thuốc độc chuyên dụng vào sừng khiến các cá thể này không còn giá trị đối với những toán đi săn trộm tê giác với mục đích lấy sừng.

Theo, Save the Rhino - tổ chức phi lợi nhuận chuyên về bảo vệ loài tê giác tại Nam Phi, trong 4 năm vừa qua, chỉ có 2 cá thể tê giác bị bọn săn trộm giết hại trong 700 cá thể đã được tiêm thuốc vào sừng tại tỉnh Limpopo - một trong những khu vực có mật độ phân bổ cao của loài động vật mang tính biểu tượng cho châu Phi này.   

Nhằm làm mất giá trị thương mại của sừng tê giác, các thành viên của Save the Rhino dùng phương pháp bắn thuốc gây mê khiến tê giác tạm thời bất tỉnh, sau đó tiêm một hỗn hợp bao gồm thuốc độc và dung dịch nhuộm màu trực tiếp vào sừng. Trong khi thuốc độc sẽ khiến sừng không thể sử dụng với mục đích chữa bệnh, dung dịch nhuộm màu có khả năng thẩm thấu sâu sẽ khiến sừng không còn giá trị trưng bày.   

Nam Phi còn là nơi sinh sống của khoảng 20.000 con tê giác trắng, chiếm tới 80% tổng số tê giác trắng trên toàn thế giới.

Phi Hùng/TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›