Tranh chấp tên gọi 'Hoa hậu Hòa bình Việt Nam': Luật sư phía Sen Vàng nói gì?

Thứ Ba, 28/06/2022 20:47 GMT+7

Google News

Luật sư đại diện Công ty Sen Vàng cho rằng, những thông tin về quyền sở hữu tên gọi "Hoa hậu Hòa bình Việt Nam" mà công ty Minh Khang cung cấp không chính xác và không thể hiện đúng bản chất của sự việc gây nên những cách hiểu chưa đúng.

Thông tin mới nhất vụ tranh chấp bản quyền tên gọi 'Hoa hậu Hòa bình Việt Nam'

Thông tin mới nhất vụ tranh chấp bản quyền tên gọi 'Hoa hậu Hòa bình Việt Nam'

Theo thông tin mới nhất, phía Công ty Minh Khang và Công ty Sen Vàng cùng lên tiếng về vụ việc hai cuộc thi nhan sắc cùng có tên tiếng Việt là Hoa hậu Hòa bình Việt Nam.

Chiều 28/6, công ty Sen Vàng gửi văn bản là ý kiến từ luật sư Nguyễn Đức Hoàng - Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam với tư cách là đại diện pháp lý của công ty Sen Vàng, về vụ tranh chấp bản quyền tên gọi cuộc thi "Hoa hậu Hoà bình Việt Nam". 

Theo đó, luật sư đại diện Sen Vàng khẳng định: "Kết luận giám định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ không phải là kết luận của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và không có giá trị kết luận hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".

Luật sư Hoàng dẫn chứng: Theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Điều lệ Tổ chức và hoạt động Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Ban hành kèm theo Quyết định số 1660/QĐ-BKHCN ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) xác định Viện Khoa học sở hữu trí tuệ là tổ chức sự nghiệp khoa học và công nghệ có chức năng chính là nghiên cứu khoa học, tham mưu, tư vấn và đào tạo huấn luyện trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Nói cách khác, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ không phải là một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 (viết tắt là “Luật SHTT”), giám định về sở hữu trí tuệ được hiểu là việc tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện để được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 201 Luật SHTT quy định tổ chức được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư. Như vậy, hoạt động giám định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ hoàn toàn mang tính chất “tư”.

Chú thích ảnh
Miss Grand International 2021 Thùy Tiên

Hơn nữa, theo các quy định từ Điều 39 đến Điều 53 về giám định sở hữu trí tuệ tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP và các thông tin được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ trình bày tại website http://vipri.gov.vn/ thì hoàn toàn có thể hiểu rằng thủ tục giám định do Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thực hiện là một hoạt động cung ứng dịch vụ và có thu phí dịch vụ giám định từ người yêu cầu, giống như hoạt động cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP, văn bản kết luận giám định không đưa ra kết luận về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kết luận về vụ tranh chấp.

Vì vậy, Kết luận giám định mà Viện Khoa học sở hữu trí tuệ đưa ra theo yêu cầu giám định của người yêu cầu chỉ là kết quả cung ứng dịch vụ của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ mà không phải là kết luận của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoàn toàn không có giá trị kết luận có hay không hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

Chú thích ảnh
Từ trái qua: Ông Nawat Itsaragrisil - Chủ tịch Miss Grand International; bà Teresa Chaivisut - Phó Chủ tịch Miss Grand International và Chủ tịch Miss Grand Vietnam Phạm Kim Dung

Luật sư Nguyễn Đức Hoàng cũng khẳng định: Các Kết luận giám định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ là hoàn toàn thiếu cơ sở, không chính xác và không khách quan.

Tại mục 2.5.b của Kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH268 - 22YC/KLGĐ, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ đã tiến hành so sánh dấu hiệu "Hoa hậu Hòa bình Việt Nam năm 2022" mà Công ty Sen Vàng sử dụng trong mẫu đơn đăng ký dự thi và nhãn hiệu "Viet Nam Peace Bella" theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (sau đây viết tắt là “GCNĐKNH”) số 326167 của Công ty Minh Khang. Theo đó, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ đã kết luận rằng dấu hiệu "Hoa hậu Hòa bình Việt Nam năm 2022" được coi là tương tự nhãn hiệu "Viet Nam Peace Bella" theo GCNĐKNH số 326167 bởi:

Nhãn hiệu được gồm phần hình và phần chữ, cả hai phần đều đóng vai trò là thành phần chính (mạnh) của nhãn hiệu vì đều có khả năng phân biệt độc lập: Phần chữ "Viet Nam Peace Bella" có nghĩa là “Sắc đẹp/Vẻ đẹp Hòa bình Việt Nam” (chữ bella là từ gốc tiếng Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp,…theo trang wikipedia với ý nghĩa là “vẻ đẹp, xinh đẹp”) và nay đã được sử dụng phổ biến trên thế giới.

Dấu hiệu có cụm từ "Hoa hậu Hòa bình Việt Nam" và cũng là bộ phận chính. Bộ phận chính này có ý nghĩa gần như trùng với thành phần chính nói trên của Nhãn hiệu.

Luật sư Nguyễn Đức Hoàng phân tích và cho rằng, toàn bộ nội dung kết luận và giải thích của Viện Khoa học sở hữu trí hoàn toàn không chính xác, bởi các lẽ sau: 

Thứ nhất, nội dung dịch cụm từ "Viet Nam Peace Bella" không đúng. Theo đó, "Viet Nam Peace Bella" có nghĩa là "Việt Nam hòa bình bella; "Việt Nam hòa bình tươi đẹp" (tiếng Ý); "Hòa bình Việt Nam tươi đẹp" (tiếng Tây Ban Nha)...

Thứ hai, nhãn hiệu "Viet Nam Peace Bella" chưa được sử dụng trên thực tế, cho hoạt động tổ chức các cuộc thi hoa hậu, người mẫu và các cuộc thi sắc đẹp, chưa từng đi vào thực tiễn đời sống cũng như chưa từng được công chúng, người tiêu dùng biết đến tại Việt Nam.

Từ những phân tích trên, kết luận "Dấu hiệu Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022" trình bày (gắn) trên "mẫu đơn đăng ký dự thi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 được giới thiệu trên trang faccbook nhằm quảng cáo cho dịch vụ tổ chức cuộc thi sắc đẹp là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 326167 của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ nêu tại Phần 3 của Kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH275 - 22YC/KLGĐ là hoàn toàn không có căn cứ, không chính xác.

Chú thích ảnh

Về ý nghĩa ý nghĩa của nhãn hiệu "Miss Grand International", luật sư đại diện Sen Vàng cũng cho biết kể từ khi được tổ chức lần đầu tiên cho đến nay, cuộc thi Miss Grand International luôn luôn gắn liền với khẩu hiệu Stop war and violence (Chấm dứt chiến tranh và bạo lực). Chính vì vậy, mà cụm từ "Miss Grand International" luôn được thừa nhận một cách thống nhất là "Hoa hậu Hòa bình Quốc tế".

Tại Việt Nam, các cơ quan báo chí, truyền thông, công chúng đều biết đến và nhận diện "Hoa hậu Hòa bình Quốc tế" chính là "Miss Grand International" và sử dụng rộng rãi ý nghĩa này. Cách hiểu này cũng được các công cụ dịch thuật (như Google translate) và trang thông tin tổng hợp Wikipedia thừa nhận.

Cũng theo luật sư Nguyễn Đức Hoàng, Công ty Sen Vàng đã có thời gian rất dài để đồng hành với cuộc thi Miss Grand International thông qua việc đào tạo, dẫn dắt các thí sinh Việt Nam tham gia cuộc thi này. Qua đó, Công ty Sen Vang đã tạo được sự tin tưởng với Miss Grand International Co,. Ltd - đơn vị sáng lập, điều hành và tổ chức cuộc thi Miss Grand International để đến ngày 9/4/2021, Miss Grand International Co,. Ltd đã ký Thỏa thuận cấp phép cho Công ty Sen Vàng sử dụng nhãn hiệu Miss Grand International - được bảo hộ tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 384154 và được phép tổ chức.

Để cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam được tổ chức theo đúng quy định pháp luật, Công ty Sen Vàng đã thực hiện thủ tục để xin cấp phép tổ chức cuộc thi và đến ngày 3/6/2022, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã ra văn bản chấp thuận số 2205/SVHTT-NT.

Thông tin mới nhất vụ tranh chấp bản quyền tên gọi 'Hoa hậu Hòa bình Việt Nam'

Theo thông tin mới nhất, phía Công ty Minh Khang và Công ty Sen Vàng cùng lên tiếng về vụ việc hai cuộc thi nhan sắc cùng có tên tiếng Việt là Hoa hậu Hòa bình Việt Nam.

Xem thêm TẠI ĐÂY

Bảo Anh

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›