Trẻ em lười vận động thể chất hơn do Covid-19

Thứ Hai, 16/05/2022 14:33 GMT+7

Google News

Đại dịch COVID-19 khiến trẻ em ít vận động hơn, ngay cả khi các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa phòng chống dịch đã được dỡ bỏ.

Giới trẻ Australia bị tác động tài chính nhiều nhất do đại dịch Covid-19

Giới trẻ Australia bị tác động tài chính nhiều nhất do đại dịch Covid-19

Một báo cáo của ngân hàng ANZ công bố ngày 13/4 cho thấy những người trẻ tuổi ở Australia là nhóm chịu tác động tài chính lớn nhất do đại dịch COVID-19.

Theo khuyến nghị của các cố vấn y tế Hoàng gia Anh, toàn bộ trẻ em và thanh thiếu niên cần tham gia các hoạt động thể chất với cường độ trung bình và mạnh khoảng 1 giờ/ngày. Tuy nhiên, kết quả một nghiên cứu mới đây do Đại học Bristol thực hiện cho thấy chỉ 1/3 nhóm đối tượng trên đáp ứng được khuyến nghị.

Cụ thể, trong khi người lớn không thay đổi mức độ vận động thể chất thì các em nhỏ 10 đến 11 tuổi chỉ vận động trung bình 56 phút/ngày với cường độ từ trung bình đến mạnh các ngày trong tuần trong giai đoạn từ tháng 4-12/2021. Do đó, nhóm tuổi này thiếu trung bình khoảng 8 phút vận động, giảm 13%, so với trước đại dịch.

Đáng chú ý, các em ít vận động hơn vào cuối tuần so với những ngày còn lại, với chỉ khoảng 46 phút vận động thể chất, giảm 8 phút so với trước dịch. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em ngồi nhiều hơn 25 phút/ngày so với trước đại dịch.

trẻ em, trẻ em vận động mùa dịch, trẻ em ít vận động trong mùa dịch, dịch Covid, trẻ em lười vận động, trẻ em lười vận động thể chất mùa dịch, dịch bệnh
Trẻ em đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại một trại tị nạn ở tỉnh Idlib, Syria ngày 20/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Giáo sư Russ Jago, một trong những tác giả nghiên cứu, kết quả trên là đáng ngạc nhiên khi mức độ hoạt động thể chất của trẻ em không khôi phục ngay cả khi các lệnh phong tỏa đã được dỡ bỏ.

Theo ông, nghiên cứu đã nêu bật sự cần thiết phải có sự phối hợp giữa gia đình, trường học và cộng đồng với trẻ em để tối đa hóa cơ hội cho các em cũng như có những biện pháp hỗ trợ và can thiệp thích hợp trong bối cảnh các xã hội đang dần vượt qua đại dịch.

Nghiên cứu được thực hiện với gần 400 em nhỏ và phụ huynh đến từ 23 trường tại Bristol (Anh). Những người tham gia được đeo thiết bị đo gia tốc để đánh giá cường độ hoạt động thể chất và trả lời các bảng câu hỏi. Nghiên cứu đã so sánh với dữ liệu của 1.296 em nhỏ và phụ huynh đến từ 50 trường trong cùng khu vực trước đại dịch.

Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu sức khỏe và chăm sóc quốc gia (Anh) tài trợ và được công bố trên Tạp chí quốc tế về dinh dưỡng hành vi và hoạt động thể chất.

    Lan Phương/TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›