Trong cách giáo dục con, người Do Thái luôn có những biện pháp thiết thực và “mạnh tay” hơn so với các cha mẹ khác.
Mọi người đều biết, Do Thái được cả thế giới công nhận là "Dân tộc thông minh nhất trên thế giới". Chỉ chiếm 0,3% dân số thế giới song 17% số người đoạt giải Nobel và 30% của cả thế giới thuộc về dân tộc này. Người Do Thái chiếm đến 1/2 số doanh nhân giàu nhất thế giới, chiếm 1/3 số triệu phú ở Mỹ và 18/40 người đứng đầu danh sách Forbes (theo số liệu của năm 2013) cũng chính là người dân đến từ dân tộc này như ông vua dầu mỏ Rockefeller, ông trùm tài chính George Soros, ông trùm tài chính phố Wall Morgan... Dường như những người thành công nhất đều là các đại diện kiệt xuất của dân tộc Do Thái. Vậy tại sao dân tộc này lại sở hữu những doanh nhân kiệt xuất đến vậy?
Tất cả nằm ở 3 “chìa khóa vàng” dưới đây mà cha mẹ Do Thái nào cũng áp dụng trong cách nuôi dạy con:
Chìa khóa thứ nhất: Chế độ sống “có thù lao”, rèn luyện khả năng sinh tồn
Chế độ sống "có thù lao" là một trong những phương pháp giáo dục sinh tồn thú vị của người Do Thái. Đầu tiên, các bậc cha mẹ Do Thái sẽ liệt kê một danh sách các công việc lặt vặt trong gia đình và quy định một mức thù lao nhất định cho từng công việc đó. Khi hoàn thành một công việc nào đó, trẻ sẽ nhận được số tiền thù lao như quy định và có thể tự do sử dụng khoản tiền đó của mình.
Điều này mang lại kết quả xuất sắc, không chỉ khiến con cháu người Do Thái hiểu biết về giàu có mà còn cho phép họ thực hiện sự nghiệp của mình ở bất kỳ thời điểm nào với số tiền thù lao có được.
Theo quan điểm của các bậc cha mẹ Do Thái, giáo dục kỹ năng khác nhau được dạy trong trường học, bao gồm âm nhạc, khiêu vũ, nghệ thuật, quần vợt... là những dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển. Tuy nhiên, những giáo dục này không thể cho phép trẻ học hỏi kinh nghiệm sống.
Để nuôi dạy con cái, cha mẹ Do Thái đã vứt bỏ rất nhiều thứ hào nhoáng, đặt giáo dục sinh tồn lên hàng đầu và đi thẳng vào mục đích ban đầu của việc nuôi dạy - làm cho mọi đứa trẻ lớn lên có một cuộc sống tốt hơn.
Cách làm này có tác dụng tốt đối với tất cả trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Dưới sự vận hành của cơ chế sống "có thù lao", mọi đứa trẻ đều có khả năng hơn cha mẹ tưởng tượng. Đồng thời, ý thức về thời gian, tiền bạc, tự quản lý và có trách nhiệm được hình thành ở trẻ.
Người Do Thái tin rằng trẻ biết lao động ngay từ nhỏ có thể tự tìm ra hướng đi cho cuộc đời mình trên cơ sở không ngừng trải nghiệm cuộc sống. Sau này chúng sẽ dễ dàng thành công hơn trong sự nghiệp.
Chìa khóa thứ 2: Trì hoãn sự thoả mãn để rèn luyện ý chí cho trẻ
Trì hoãn sự thỏa mãn là một trong những phương pháp giáo dục quan trọng của người Do Thái. Điều này cho phép trẻ học cách kiên nhẫn, tinh thần chịu khó, khả năng kiềm chế nhằm hình thành một người kiên cường trong tương lai.
Trong nhiều gia đình, cha mẹ thường đáp ứng nguyện vọng và thỏa mãn các yêu cầu của con một cách nhanh chóng. Điều này khiến trẻ không hiểu được thế nào là khó khăn để có được thứ mình muốn và sẽ tự coi mình cao hơn người khác một bậc. Sara Imas, bà mẹ Do Thái có 2 con trai là tỷ phú ngành công nghiệp kim cương đã khẳng định: “Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con”.
Trì hoãn sự thỏa mãn nhằm nâng cao sức chịu đựng tâm lý của trẻ khi bị từ chối và nuôi dưỡng "trí thông minh nghịch cảnh" là điều cần thiết để thành công. Đồng thời, cha mẹ có thể rèn luyện cho trẻ ý chí và kỳ vọng vào cuộc sống trong việc hưởng thụ chậm trễ, từ đó trở nên linh hoạt và kiên nhẫn hơn trong học tập.
Chìa khóa thứ 3: Giáo dục nuôi dưỡng từ từ để rèn luyện khả năng giải quyết cho trẻ
Một đứa trẻ Do Thái khi tới 18 tuổi sẽ có khả năng sống tự lập. Điều này liên quan tới phương pháp "giáo dục kiểu buông tay" của các bà mẹ Do Thái. Trong cách dạy dỗ con cái của mình, các bậc cha mẹ Do Thái tình nguyện chỉ làm tốt ở mức 80 điểm. Họ cố ý để lại một vài vấn đề để con mình tự đối diện và tìm cách giải quyết.
Các phụ huynh Do Thái cho rằng nuôi con giống như trồng hoa, phải kiên nhẫn chờ đợi hoa nở. Sự chậm rãi này không phải là chậm về mặt thời gian, mà là sự kiên nhẫn của cha mẹ. Các bậc phụ huynh không nên phê bình trẻ vì biểu hiện nhất thời, đừng thay con giải quyết những vấn đề lớn nhỏ mà trẻ gặp phải, hãy cho con cơ hội được tự mình giải quyết. "Đừng nhân danh tình yêu của cha mẹ để kiểm soát và quản thúc con".
Ngay cả khi trẻ làm sai, phụ huynh cũng không nên can thiệp bởi chúng sẽ học được nhiều hơn từ những lần thất bại. Bằng cách này, trẻ sẽ nhớ lâu hơn, sáng tạo nhiều hơn trong quá trình quyết định và chịu trách nhiệm của mình.
Cũng nhờ phương pháp kể trên, trẻ em Do Thái luôn có ý thức trách nhiệm cao, luôn hài lòng trong mọi việc và khả năng thành công cũng lớn hơn.
- Cách dạy con ít người làm được của 'Vua pha lê': Có gian khổ mới có hạnh phúc, so sánh không phải là cách giáo dục
- Nhà báo Trương Anh Ngọc và góc nhìn thú vị về nuôi dạy con trẻ
- Học mẹ Mỹ dạy con tiêu tiền
Tình yêu cha mẹ đáng quý nhất là để trẻ trở thành những cá thể độc lập càng sớm càng tốt, tách biệt khỏi cuộc sống của chính mình và đối mặt với thế giới với một cá tính độc lập. Bạn rút lui và buông bỏ càng sớm, con bạn càng dễ dàng thích nghi với tương lai.
Đinh Anh (Tổng hợp)
Tags